Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy năm học vừa qua, toàn quốc có hơn 600.000 thí sinh trượt đại học và 112.838 học sinh trượt tốt nghiệp trung học phổ thông, tuy nhiên, nhiều học sinh vẫn quyết không chọn con đường học nghề.
Trong khi đó, ngành giáo dục đặt mục tiêu từ năm 2010 - 2020 phải thu hút 30% học sinh (học sinh) tốt nghiệp THCS vào học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề. Vậy mà, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa tuyển sinh, nhiều trường nghề lại than thở vì tuyển không đủ chỉ tiêu.
Thiếu giáo dục hướng nghiệp
Lý giải tình trạng trên, ông Đỗ Quốc Anh - Vụ trưởng, giám đốc Văn phòng đại diện phía Nam, Bộ GD-ĐT, nhận định: Do nhận thức của người dân, nhà trường, xã hội đối với giáo dục nghề nghiệp chưa đúng, hệ thống thông tin thị trường lao động chưa đáp ứng được yêu cầu. Cộng thêm sự yếu kém của công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông do thiếu đội ngũ cán bộ giáo viên am hiểu tâm lý học nghề nghiệp gây trở ngại không ít đến việc quyết định lựa chọn học nghề của học sinh.
Học nghề cũng là một con đường tiến thân đúng đắn. Trong ảnh: Các học viên đang học nghề tạo mẫu tóc. Ảnh: Quốc Hải |
Bên cạnh đó, nhiều trường chưa quan tâm đến chất lượng công tác giáo dục hướng nghiệp, thiếu phối hợp với doanh nghiệp trên địa bàn để đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp. Chính sách ưu tiên miễn giảm học phí cho đối tượng THCS vào học nghề còn hạn chế. Trong khi đó, học sinh học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề với hệ tuyển THCS thường rất thấp vì khó xin việc làm. Mặt khác, học sinh THCS học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề thường không theo kịp chương trình vì ngoài học các môn chung, môn học cơ sở, môn học chuyên ngành, học sinh hệ này còn phải học các môn văn hóa và phải thi tốt nghiệp nhiều môn.
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH tỷ lệ học sinh học nghề tìm được việc làm chiếm trên 70%, một số cơ sở dạy nghề còn đạt tới 95%. Cả nước đang thiếu từ 1,4 - 1,7 triệu người đã qua đào tạo nghề. |
Tạo điều kiện để học sinh chọn nghề
Trong năm học mới này, sẽ có 1.748.000 chỉ tiêu tuyển sinh học nghề được phân bổ cho cả các cơ sở đào tạo trung cấp công nhân (TCCN) thuộc Bộ GD-ĐT và Cục dạy nghề thuộc Bộ LĐ-TB-XH. Theo đó, Bộ GD-ĐT cũng quy định, các trường đào tạo TCCN có thể tổ chức nhiều đợt xét tuyển trong năm, không tổ chức thi tuyển (trừ các ngành đào tạo năng khiếu). Đối tượng tuyển sinh là học sinh đã tốt nghiệp THPT và THCS hoặc tương đương, có thể xét tuyển cả những trường hợp chưa đỗ tốt nghiệp THPT.
Đặc biệt, để tạo tâm lý yên tâm cho phụ huynh và học sinh, từ năm nay tất cả các hệ thống giáo dục dạy nghề bao gồm trung cấp công nhân, cao đẳng nghề thuộc Bộ GD-ĐT hay Bộ LĐ-TB-XH đều có thể liên thông lên đại học. Học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề được thi lên hệ cao đẳng nghề của trường, thi vào các CĐ, ĐH khác. Thời gian học liên thông từ trung cấp nghề lên cao đẳng nghề sẽ từ 18 tháng đến hai năm, từ cao đẳng lên đại học 1 - 2 năm. Như vậy, thời gian học liên thông từ trung cấp nghề lên đại học sẽ là 2,5 - 4 năm, tùy từng ngành.
Hiện tại, trên cả nước có 2.052 cơ sở dạy nghề, sau kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng, các trường này sẽ chính thức xét tuyển. Tuy nhiên, sẽ rất khó để các trường nghề thu hút học sinh nếu các em vẫn tồn tại tâm lý học nghề là con đường “bất đắc dĩ”.
Theo Báo Đất Việt
Ngày 28/8, trong chương trình truyền hình trực tiếp Tư vấn xét tuyển NV2 vào ĐH-CĐ do Báo Thanh Niên phối hợp với VTV9 tổ chức, các chuyên gia tư vấn đã chỉ ra những ngành dễ trúng tuyển.
(HBĐT) - Theo Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012, thực hiện mục tiêu tiếp tục xoá phòng học tạm các loại, giải quyết nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh ta được đầu tư 2.704 phòng học và 1.405 phòng công vụ cho giáo viên.
Trước ngày sang Ấn Độ, GS Ngô Bảo Châu đã tới ĐHQG Hà Nội làm việc. Buổi gặp gỡ với lãnh đạo đại học này diễn ra trong thời gian ngắn, không có sự xuất hiện của báo chí. VietNamNet đã nhờ một cộng sự trẻ có dịp làm việc nhiều với anh ghi lại những trao đổi về giáo dục và khoa học của GS Châu.
Các trường ĐH, CĐ còn gần 110.000 chỉ tiêu xét tuyển nguyện vọng 2, trong đó bậc ĐH khoảng 70.000 chỉ tiêu. Những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng có điểm thi đạt từ điểm sàn trở lên vẫn có nhiều cơ hội vào ĐH, CĐ
Chiều qua, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo chuẩn bị khai giảng năm học mới 2010 - 2011.
22 năm nay, cô giáo Siu H’Jel (53 tuổi) âm thầm gieo từng con chữ đến với những đứa trẻ sinh ra trong ngôi làng nghèo khổ cũng bởi sự kì thị của mọi người. Đó là làng Buk Blui, làng của nhiều người bị bệnh phong ở xã Iaka, huyện Chư Păh, Gia Lai.