Năm học mới đã bắt đầu và đã khép lại một mùa hè sôi động với nhiều sự kiện đặc biệt hướng đến đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Các bạn trẻ đã chuẩn bị gì cho năm học mới? Hãy cùng trò chuyện và chia sẻ bí quyết học Tiếng Anh cùng ba gương mặt xuất sắc nhất của cuộc thi Tìm hiểu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội bằng tiếng Anh, do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp cùng Apollo vừa tổ chức.

 
Kiều Thúy Vân (ảnh) – Giải Đặc biệt: "Chọn cách học tùy thuộc vào điểm mạnh và điểm yếu của mình"



Vượt qua 5 thí sinh xuất sắc nhất của vòng chung kết với phần hùng biện chặt chẽ, thuyết phục, Kiều Thúy Vân – cô học sinh lớp 12A3 trường THPT Thạch Thất đã giành ngôi quán quân của cuộc thi. “Bất ngờ”! Đó là hai chữ thường trực trên môi cô bé khi nói về chiến thắng của mình.


Thúy Vân chia sẻ: “Bài thi vòng hai khó quá, lúc đó em không nghĩ là mình sẽ thi đậu vòng này”. Thế nên khi nghe bạn bè thông báo rằng em là một trong 3 đại diện của trường Thạch Thất tham dự vòng chung kết cuộc thi tìm hiểu 1000 năm Thăng Long – Hà Nội bằng tiếng Anh, cô bé còn nghĩ là bạn đùa và không tin được mình lại có cơ hội lọt vào sâu như thế.


Học giỏi tiếng Anh, ham đọc sách và đặc biệt thích nhất là quyển “Tốt – tô – chan Cô bé bên cửa sổ”, Vân cho biết: “Em nghĩ là việc học tiếng Anh còn phụ thuộc rất nhiều vào từng cá nhân khác nhau, tùy thuộc vào điểm mạnh điểm yếu của mỗi người mà lựa chọn cho mình cách học hiệu quả và hợp lý nhất”.


Mồ côi mẹ, sống cùng bố, chị và em trai, Thúy Vân luôn cố gắng giúp đỡ bố công việc trong gia đình, thời gian còn lại em tranh thủ để học tập. Bí quyết học tiếng Anh của Vân? Đó là thường xuyên luyện nghe tiếng Anh và hàng ngày đều học từ vựng để cải thiện kỹ năng nghe nói. Ngoài ra, Vân còn dành hai buổi mỗi tuần để học thêm tiếng Anh và mua thêm sách bài tập tiếng Anh để tự làm và tự học ở nhà.


 Cuộc thi tìm hiểu 1000 năm Thăng Long - Hà Nội bằng tiếng Anh do Sở Gíao dục và đào tạo Hà Nội kết hợp với Apollo tổ chức là một trong những hoạt động thực hiện  “Đề án Ngoại ngữ 2020” của Thủ tướng Chính phủ và thiết thực hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội của ngành giáo dục đào tạo thủ đô.
Cuộc thi đã tạo điều kiện cho các em tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và trau dồi năng lực sử dụng tiếng Anh cho các em  học sinh THPT trên địa bàn thành phố, tạo cho các em sự tự tin vào khả năng giao tiếp, nâng cao hơn nữa sự ham thích học hỏi và vốn hiểu biết về tiếng Anh. Đồng thời, cuộc thi giúp các em tiếp cận với các tri thức văn hoá mới, các nguồn thông tin phong phú để có những hiểu biết và cách nhìn sâu rộng về truyền thống lịch sử - văn hóa quý báu của Thăng Long - Hà Nội.


Nguyễn Thị Ngọc Trâm (ảnh)– Giải Nhất: “Học tiếng Anh, mình khỏi tụt hậu…”



Vốn là dân chuyên Anh, cô bé Ngọc Trâm - HS lớp 12 Anh 2 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam đã xuất sắc vượt qua hàng ngàn thí sinh để giành giải nhất của cuộc thi.


Với Trâm, cuộc thi này đem đến cho em cơ hội tìm hiểu thêm về truyền thống lịch sử hào hùng và những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của thủ đô nghìn năm văn hiến.


Hơn nữa, đây còn là một sân chơi rất thú vị, nơi em có thể thể hiện khả năng tiếng Anh của mình. Trâm cho biết: “Cuộc thi này kết hợp được cả những nét truyền thống và hiện đại, chính vì vậy em thấy cuộc thi hết sức hấp dẫn và  ý nghĩa”.


Mười tám tuổi, cô bé tỏ ra khá chín chắn khi nhận định: “Ở thời đại hiện nay, không có tiếng Anh hoặc không biết một ngoại ngữ sẽ khiến bản thân mình trở nên tụt hậu hơn so với mọi người. Ngay như việc dùng Internet, một phương tiện phổ biến trên toàn thế giới hiện nay mà không có tiếng Anh thì cũng hết sức khó khăn và không thể khai thác được hết các tiện ích của nó. Vì vậy tiếng Anh là một công cụ hết sức cần thiết trong học tập cũng như trong cuộc sống và cả trong công việc trong tương lai”.


Nguyễn Thái Hoàng (ảnh)– Giải Nhì: "Tiếng Anh giúp phổ biến hình ảnh dân tộc ra thế giới".



Thí sinh nam duy nhất lọt vào phần thi hùng biện của vòng chung kết này đến từ lớp 11A6 THPT Thăng Long. Giành giải nhì cuộc thi, Thái Hoàng chia sẻ: “Thực chất thì em không hài lòng lắm với phần hùng biện của mình. Điểm mà em chưa hài lòng đó là việc sắp xếp ý khi trình bày có hơi lộn xộn, chưa thật sự logic. Có lẽ là do em chưa chuẩn bị kỹ lưỡng lắm cho phần thi này vì em dành hơi nhiều thời gian cho việc chuẩn bị các kiến thức lịch sử ở phần 1 và 2 của chương trình”.


Theo Thái Hoàng, giỏi tiếng Anh là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết trong thời buổi này. Đất nước ta đang không ngừng mở cửa hội nhập với thế giới, có nhiều công ty nước ngoài vào Việt Nam để kinh doanh và cơ hội đi nước ngoài khá nhiều nên càng phải giỏi ngoại ngữ. Đồng thời tiếng Anh cũng là một trong những ngôn ngữ phổ biến để giúp quảng bá hình ảnh của dân tộc với bạn bè khắp năm châu.


Yêu thích và hiểu được tầm quan trọng của tiếng Anh nên Thái Hoàng luôn dành thời gian hợp lý để đầu tư cho môn học này.


Bí quyết của Hoàng là “tự mua các sách tham khảo về nhà để tự làm bài tập, rồi tự chấm điểm, tự đánh giá trình độ của mình đang ở mức nào, đạt mức khá hay mức giỏi. Bên cạnh việc tự học ở nhà thì em cũng tham gia các lớp học thêm tiếng Anh để thường xuyên trau dồi các kỹ năng cũng như từ vựng của bản thân”.


Bắt đầu từ tháng 5/2010, cuộc thi “Tìm hiểu 1000 năm Thăng Long – Hà Nội bằng tiếng Anh” đã thu hút gần 2000 học sinh đến từ hơn 100 trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội tham gia.
Vòng chung kết cuộc thi “Tìm hiểu 1000 năm Thăng Long – Hà Nội bằng tiếng Anh” quy tụ 25 thí sinh có tổng điểm cao nhất qua hai vòng thi, cùng với đông đảo cổ động viên đến từ các  trường THPT trên toàn thành phố Hà Nội. Các thí sinh này cùng nhau tranh tài trong ba phần thi, bao gồm: Phần một - trả lời câu hỏi nhanh, Phần hai - đấu loại trực tiếp và Phần ba - hùng biện. Tiêu chí chấm thi dựa trên kiến thức lịch sử cũng như khả năng tiếng Anh và kỹ năng thuyết trình của các thí sinh. 

 

                                                                            Theo ND

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục