Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao danh hiệu “Công dân thủ đô ưu tú” cho GS Ngô Bảo Châu

Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao danh hiệu “Công dân thủ đô ưu tú” cho GS Ngô Bảo Châu

Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu vừa công bố sẽ thành lập một quỹ khuyến học, số tiền ban đầu thành lập quỹ chính là số tiền thưởng từ giải Fields.

GS Ngô Bảo Châu cho biết sẽ không đặt tên quỹ là “Quỹ học bổng Ngô Bảo Châu” như thông tin trước đó vì ông mong muốn hướng tới một giá trị cộng đồng lớn hơn, thay vì chỉ thể hiện được tên tuổi cá nhân của mình.

* Vậy tên của quỹ là gì và vì sao GS chọn tên đó?

- Quỹ học bổng có tên là quỹ “Vì tinh thần hiếu học”. Tôi đã suy nghĩ từ lâu về chữ hiếu học. Sau khi được nhận huy chương Fields, tên riêng của tôi bỗng nhiên trở thành một hiện tượng. Nhưng nghĩ cho cùng tôi thấy cái tên của quỹ nên gắn với một giá trị, một lý tưởng thì hơn.

* Quỹ sẽ hướng tới hỗ trợ đối tượng nào: chỉ cho sinh viên ngành toán hay sẽ quan tâm đến nhiều ngành đào tạo ở các lĩnh vực khác?

- Quỹ sẽ cấp học bổng cho hai đối tượng là sinh viên đại học và nghiên cứu sinh trong nước. Để lựa chọn người được trao học bổng, quỹ sẽ căn cứ hai tiêu chuẩn: học tập xuất sắc cũng như có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, gia đình chính sách. Đối với sinh viên đại học, hai tiêu chuẩn trên sẽ được xếp tương đương, còn với nghiên cứu sinh, học tập xuất sắc sẽ là tiêu chuẩn hàng đầu. Trong thời gian đầu, quỹ sẽ tập trung vào làm tốt mảng khoa học cơ bản và kỹ thuật. Sau này, quỹ có thể mở rộng ra một số ngành khác.

* Phương thức hỗ trợ của quỹ sẽ có gì khác so với các chương trình học bổng, các quỹ khuyến học hiện nay, thưa GS?

- Có hai điểm khác biệt căn bản. Thứ nhất, quỹ sẽ thành lập một hội đồng khoa học bao gồm những nhà khoa học rất có uy tín và hội đồng này sẽ có toàn quyền trong việc lựa chọn sinh viên được trao học bổng. Người sáng lập quỹ cũng như các nhà tài trợ sẽ không can thiệp trực tiếp vào việc này.

Thứ hai, ngoài việc trao học bổng, hội đồng khoa học của quỹ sẽ chỉ định cho mỗi sinh viên được nhận học bổng một người đỡ đầu. Người đỡ đầu phải là một giảng viên đại học, một người làm khoa học thật sự, có tâm huyết với sinh viên. Người đỡ đầu sẽ định hướng cho sinh viên trong học tập và cũng là một chỗ dựa về tinh thần. Quỹ sẽ cung cấp cho người đỡ đầu một khoản kinh phí công tác không vượt quá một nửa giá trị học bổng của sinh viên.

* Thưa GS, khởi đầu bằng số tiền thưởng từ giải Fields nhưng để hoạt động được lâu dài, quỹ sẽ thu hút, đón nhận các nguồn tài trợ khác như thế nào?

- Chúng tôi trông đợi vào sự ủng hộ của tất cả các cá nhân, tổ chức, chia sẻ với chúng tôi sự lo lắng cho công tác khuyến học và không dựa vào ngân sách nhà nước. Để có sự ủng hộ lâu dài, chúng tôi sẽ rất lưu ý đến việc xây dựng và giữ gìn hình ảnh minh bạch của quỹ cũng như đảm bảo việc trao học bổng đúng đối tượng.

* GS có dự kiến duy trì hoạt động quỹ lâu dài và phát triển thành một quỹ học bổng lớn, sau này có thể có sự tham gia của nhiều nhà khoa học khác?

- Như tôi đã đề cập ở trên, hội đồng khoa học đóng một vai trò chủ chốt trong hoạt động của quỹ. Chúng tôi sẽ kêu gọi sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín. Sẽ có quy định cụ thể về nhiệm kỳ của thành viên hội đồng khoa học để đảm bảo sự vận động liên tục của quỹ.

* Xin cảm ơn GS.

Theo TTO

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đoàn trường THPT Lạc Sơn quan tâm các hoạt động văn hoá, thể thao tạo môi trường giáo dục lành mạnh cho ĐVTN

Văn Khánh Linh – niềm tin trước thềm năm học mới

(HBĐT) - Lớp 11 đoạt giải ba vượt cấp học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh, mười một năm liền là học sinh giỏi toàn diện. Thành tích đó đã giúp cho cô học trò Văn Khánh Linh (lớp 12 Anh, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) thêm tự tin khi bước vào năm học cuối cấp.

Để học trò nghèo quẳng gánh lo đi

Tiếng trống khai trường đang lần lượt vang lên ở mọi miền đất nước. Học trò các nơi từ làng ra phố, từ đảo xa đến núi gần đều nô nức đến trường. Như mọi năm, vào những ngày đầu năm học, câu chuyện thiếu sách giáo khoa, thiếu đồ dùng học tập, thiếu… tiền của học sinh vẫn tiếp tục được lặp đi lặp lại như một điệp khúc. Năm nay, tại TPHCM, nhiều trường, nhiều giáo viên đang nỗ lực để tất cả những điệp khúc “thiếu và thiếu” không còn làm chùn bước học trò nghèo.

Đủ chỗ nhưng chưa đủ chuẩn

Tại TPHCM, tuy con em đều đã có chỗ học nhưng nhiều trường vẫn trong tình trạng phải bố trí từ 46 đến 51 học sinh/lớp

Trẻ em người Việt về quê đi học

Khoảng cách sông Hậu chừng 200 mét, giao thương dọc biên giới Việt Nam – Campuchia rất nhộn nhịp, tấp nập kẻ mua người bán. Vào năm học mới, không khí sinh hoạt càng đông vui, hàng trăm trẻ người Việt từ  Pẹc Chạy (quận Kor Thum, tỉnh Kần Dal) sang Khánh An (huyện An Phú, tỉnh An Giang) học tiếng Việt. Đây là nét đặc thù riêng biệt, duy nhất chỉ có ở tuyến biên giới Tây Nam.

Trao 100 suất học bổng khuyến học cho HS vùng sâu, vùng xa Hà Giang

100 suất học bổng khuyến học “VNPT - Chắp cánh tài năng Việt” 2010, mỗi suất trị giá 1.000.000 đồng đã được trao tận tay các em học sinh, sinh viên tại tám huyện, xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh Hà Giang.

Giúp trẻ tự tin khi con vào lớp 1

(HBĐT) - Năm nay cu Tùng vào lớp 1, đó là một “sự kiện” đối với cả gia đình anh Tuấn - chị Hoa ở Thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn. Chuẩn bị cho năm học mới, bố mẹ đã mua cho cu Tùng đầy đủ đồ dùng học tập, quần áo mới, nhưng đi học được mấy hôm rồi mà cu Tùng vẫn chưa quen bạn, đến lớp chỉ ngồi im hoặc khóc, không muốn đi học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục