Mất rất nhiều thời gian mới tìm được khu nhà trọ còn phòng trống để thuê nhưng nhiều tân sinh viên vẫn không tìm được chỗ ở vì giá cho thuê quá cao

 
Không giấu nổi sự mệt mỏi, Trương Thị Loan, quê  Bình Định, tân sinh viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi, than thở: “Nhận được giấy báo trúng tuyển, em vào TPHCM trước ngày nhập học gần nửa tháng để tìm phòng trọ nhưng đến giờ vẫn không tìm được”.
 
Thiếu chỗ trọ, nhiều sinh viên phải vào thuê chỗ trong những xóm trọ công nhân.
Trong ảnh: Một khu nhà trọ công nhân có sinh viên thuê tại quận 7 - TPHCM. Ảnh: HỒNG THÚY
 
Tìm đỏ con mắt
 
Theo chân các tân sinh viên tìm quanh các khu phố ở quận Thủ Đức, quận 9, nơi được tiếng là tập trung nhiều phòng trọ cho sinh viên thuê, chúng tôi cũng không thể tìm ra khu nhà trọ nào còn phòng.
 
Quý, sinh viên Khoa Xây dựng của Trường ĐH Giao thông Vận tải, cho biết năm học này có đứa em vào nhập học, lường trước tình trạng phòng trọ khan hiếm nên Quý đã nhờ thêm 4 cựu sinh viên, mất 3 ngày quần đảo khắp cả khu vực quận 9 mới tìm được một phòng trọ nhưng rất chật chội.
 
Không được thuận lợi như người em của Quý, tân sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tên Viên, quê Phú Yên, nói: “Cả tuần rồi em chạy khắp các đường, hẻm cách trường đến 3 km mà vẫn không tìm được phòng nào để thuê. Có người mách khu vực cuối đường Lê Văn Việt, quận 9 may ra còn phòng. Em đã chạy đến nhưng vẫn chưa tìm được phòng để thuê. Giờ chưa biết tính sao vì ngày học chính thức đã bắt đầu rồi”.    
 

Giá mỗi phòng trọ cho 4 sinh viên ở đang dao động trong khoảng 1,2 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng/tháng nhưng rất khó tìm, chưa kể tiền điện 4.000 đồng/KWh, nước sinh hoạt 16.000 đồng/m³.

“Bác có biết khu nào có nhiều phòng cho sinh viên thuê không?” - tôi hỏi một bác xe ôm đứng ngay đầu đường Quang Trung, quận 9. Sau một hồi lần tìm theo chỉ dẫn của bác xe ôm, tôi đến khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú B. Khu vực này đúng là có rất nhiều khu nhà trọ mới xây nhưng tất cả đã kín chỗ, không thể tìm ra khu nào còn phòng trống.
 
Theo lời ông Hải, chủ một khu nhà trọ ở đường số 8, khu phố 2, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, chúng tôi tìm đến hẻm 43 của phường này. Tại đây, một khu nhà trọ chưa xây xong nhưng chủ khu nhà trọ cho biết người ta đã đặt tiền cọc hết rồi.
 
Tình trạng khan hiếm phòng trọ quanh các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM đã diễn ra ngay từ đầu tháng 8 và thời điểm này càng khó khăn hơn.
 
Choáng... giá cả
 
Năm nào cũng vậy, cứ vào mùa sinh viên nhập học là các chủ nhà trọ lại đua nhau tăng giá. Tại phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, một phòng trọ rộng khoảng 15 m², giá 1 triệu đồng/tháng nhưng vẫn khó có để thuê.
 
Đó là chưa kể đến nhiều khu nhà trọ đang tính giá nước sinh hoạt là 16.000 đồng/m³ và 1 KWh điện là 4.000 đồng khiến các tân sinh viên vừa nghe đã... choáng.
 
Thành, quê Thanh Hóa, tân sinh viên Khoa Ngữ văn Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, tâm sự: Trước khi lên đường nhập học, ngoài học phí, tiền tàu xe, gia đình phải cố vay mượn để đưa thêm cho em 2 triệu đồng thì tiền thuê phòng ở đã hết gần 800.000 đồng/tháng. Không biết làm sao để sống cho hết tháng nếu không tìm được người để ở ghép, chưa tính đến chi phí sinh hoạt, học tập khác.
 
“Có lẽ nhập học xong là em phải kiếm việc làm thêm ngay thôi” - Thành ngán ngẩm.
 
Khánh, sinh viên Khoa Điện công nghiệp của Trường ĐH Bách khoa, cho biết vừa thuê được căn phòng ở phường 7, quận Bình Thạnh. Những anh chị ở năm trước cho biết năm ngoái, phòng này chỉ 1,6 triệu đồng/tháng, ở được 4 người.
 
Hè vừa qua, chủ nhà trọ làm thêm cái gác xép nên tăng giá lên 2,2 triệu đồng/tháng. “Bọn em phải về tận quận 12 thuê phòng ở. Xa trường, vất vả nhưng hợp túi tiền” - Khánh tâm sự.
 
Giá phòng trọ đắt đỏ đang làm cho nhiều tân sinh viên gặp khó khăn trong việc ổn định để bắt tay vào năm học mới.

Nhu cầu rất lớn

 
Hiện có khoảng 509.000 sinh viên đang học tập tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TPHCM.
 
Theo UBND TP, dự kiến đến năm 2015, TP sẽ có khoảng 570.000 sinh viên, trong đó có 399.000 sinh viên đến từ các tỉnh (chiếm 70%). Với khoảng 239.000 sinh viên có nhu cầu về chỗ ở nhưng ký túc xá các trường ĐH, CĐ chỉ đáp ứng được 63.000 chỗ. Nhu cầu chỗ ở cho sinh viên còn rất lớn.

 

                                                                                    Theo NLĐ

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục