Viện giáo dục thuộc Đại học London (Anh) đã làm một thử nghiệm thú vị: thay vì cho học sinh giơ tay phát biểu trong lớp như trước đây, giáo viên khuyến khích học sinh viết câu trả lời trên bảng nhỏ rồi giơ lên cho giáo viên xem. Kết quả: sức học của học sinh trong lớp tăng gấp đôi so với trước.

Một học sinh nữ hăng hái giơ tay xin phát biểu - Ảnh: Parentdish

Kết luận trên được đưa ra sau cuộc thử nghiệm kéo dài một học kỳ được thực hiện tại Trường trung học Hertswood ở thành phố Borehamwood (Anh) với 25 học sinh ở độ tuổi 13. Theo ghi nhận từ bộ phim tư liệu có tên Classroom experiment (Lớp học thử nghiệm) do BBC2 quay lại, phương pháp này không chỉ có ích cho học sinh nhút nhát và có sức học kém, mà cả học sinh giỏi cũng được lợi.

Giáo sư Dylan Wiliam, phó giám đốc Viện giáo dục thuộc Đại học London, cho biết bản thân và cộng sự muốn chấm dứt tình trạng những học sinh ưu tú “thâu tóm” lớp học và buộc tất cả thành viên trong lớp phải có trách nhiệm nhiều hơn đối với việc học tập của mình.

Ông Jan Palmer Sayer, hiệu trưởng Trường Hertswood, nhận định: “Không chỉ sức học mà nhân cách, sự năng động của các em cũng được cải thiện đáng kể”.

                                                                            Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục