Năm học này, HS trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) tiếp tục được thử nghiệm với CT Cambridge .

Năm học này, HS trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1) tiếp tục được thử nghiệm với CT Cambridge .

Trong khi vẫn đang còn chương trình tiếng Anh thí điểm này, học sinh (HS) tại TP.HCM bước vào năm học mới với các chương trình thí điểm khác...

 

Bắt đầu từ năm học này, có 5 trường tại TP.HCM tham gia dạy thí điểm chương trình quốc tế của ĐH Cambridge (viết tắt CT Cambridge) bao gồm trường Tiểu học (TH) Nguyễn Bỉnh Khiêm, TH Lê Ngọc Hân, TH Trần Hưng Đạo, THCS Nguyễn Du (Q.1) và THCS Lê Quý Đôn (Q.3). Như vậy ở các trường này đang tồn tại 3 CT giảng dạy tiếng Anh: tiếng Anh phổ thông (bậc THCS) hoặc tiếng Anh tự chọn (bậc TH), tăng cường tiếng Anh (TCTA) và CT Cambridge trong đó 2 CT sau đều là thí điểm. Đó là chưa kể năm học này, từ dự kiến tiến hành đại trà, Bộ GD-ĐT chỉ triển khai CT thí điểm dạy ngoại ngữ cho HS lớp 3 tại 100 trường TH ở hơn 20 tỉnh, thành.

12 năm vẫn còn “thí điểm”

CT TCTA được bắt đầu thí điểm từ năm học 1998-1999 tại trường TH Trần Hưng Đạo (Q.1) với chưa tới 100 HS. Sang năm học thứ 2, CT tiếp tục được mở rộng tại các trường TH Lê Ngọc Hân (Q.1), TH Đinh Tiên Hoàng (Q.1), TH Nguyễn Thái Sơn (Q.3). Đến nay, CT đã thí điểm được 12 năm và có 172 trường TH với khoảng 47.500 HS tham gia. Ông Nguyễn Hoài Chương - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: "Trong thời điểm hiện nay, CT chưa thể thực hiện đại trà do còn những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên... Tuy nhiên Sở luôn giao quyền chủ động cho các trường TH, nếu trường nào thấy có đủ điều kiện thì đăng ký tham gia. Năm học này, qua phản ánh, CT có thay đổi để giảm bớt áp lực cho phụ huynh cũng như HS, đó là các trường không thực hiện khảo sát khả năng học ngoại ngữ. Các trường TH sẽ tổ chức cho phụ huynh HS đăng ký tham gia và chương trình bắt đầu thực hiện từ học kỳ 2". Như vậy CT này đã diễn ra 12 năm nhưng chưa biết bao giờ mới chấm dứt giai đoạn thí điểm.

Trong khi đó, năm học mới này, nhiều HS lại bước vào các CT thí điểm khác với những tiêu chí và mục đích khác nhau.

Nhiều chương trình thí điểm trong một trường!

Khi mới nghe giới thiệu về CT Cambridge, chị X.H - phụ huynh HS trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3), rất háo hức. "Nhưng khi được thông báo phải đóng học phí 3 tháng/lần và bộ sách giáo khoa gần 4 triệu đồng, tính ra quá cao so với thu nhập gia đình nên tôi đành dừng ý định", chị H. nói. Còn chị Quyên - phụ huynh HS trường TH Trần Hưng Đạo (Q.1), lại suy nghĩ: "Nếu không học tiếng Anh ở trường thì cuối tuần tôi cũng phải đưa cháu đi học ở các trung tâm ngoại ngữ. Học phí ở trung tâm có khi còn đắt hơn ở trường, ngược lại học ở trường thì con tôi vừa được học với người nước ngoài lại được các cô chăm sóc tốt hơn do sĩ số rất ít"...

Tại trường TH Trần Hưng Đạo (Q.1) hiện có 39 lớp, trong đó có 24 lớp TA tự chọn, 12 lớp TCTA và 3 lớp CT Cambridge. Học phí các lớp này khác nhau rõ rệt: Lớp TA tự chọn mỗi tháng đóng 30.000 đồng, mỗi tuần học 2 tiết; lớp TCTA đóng 110.000 đồng/tháng (có giáo viên nước ngoài), tuần học 8 tiết; trong khi lớp CT Cambridge là 150 USD/tháng, tuần học 6 tiết với giáo viên người nước ngoài do ĐH Cambridge chỉ định. Cùng với sự chênh lệch học phí, sĩ số ở các lớp này cũng khác nhau đáng kể. Lớp TA tự chọn sĩ số từ 45 HS trở lên, TCTA là 35 - 40 HS, còn lớp CT Cambridge chỉ 27-28 HS/lớp. Ông Bùi Duy Phương - Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Sự khác biệt sĩ số là do phía ĐH Cambridge yêu cầu. Ngoài ra không có sự khác biệt nào giữa các loại hình lớp học. Đây là CT ngoại khóa nên ngoài 6 tiết học theo CT Cambridge, các em phải học đúng với chương trình của Bộ GD-ĐT quy định với giáo viên như nhau".

Bà Lê Thị Ngọc Điệp - Hiệu trưởng trường TH Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1), trường đầu tiên áp dụng thí điểm CT Cambridge từ tháng 3.2010 với 3 lớp, đến nay đã có 8 lớp, thông tin: "Do phụ huynh đăng ký quá nhiều nên trường không đủ phòng học, không đủ giáo viên để chia lớp theo yêu cầu của CT Cambridge. Do đó buổi sáng các cháu sẽ học chung lớp, buổi chiều mới chia ra học tại các phòng chức năng". Tương tự, HS trường THCS Nguyễn Du (Q.1) cũng phải học chung buổi sáng giờ học chính khóa, đến buổi chiều mới tách lớp học riêng do trường này có đến 10 lớp CT Cambridge.

Giáo viên tiếng Anh của một trường TH tại Q.5 cho biết: "Điều khác biệt ở đây là CT Cambridge do giáo viên nước ngoài dạy hoàn toàn, cuối khóa HS được cấp bằng có giá trị quốc tế và sĩ số ít". Tuy nhiên theo giáo viên này, việc mở các lớp CT Cambridge trong trường công lập không cần thiết vì sẽ tạo ra sự không công bằng trong việc thụ hưởng nền giáo dục, nhất là đối với bậc TH được miễn học phí. Ngay như một cựu trưởng phòng giáo dục có uy tín trong ngành, khi đề cập đến CT Cambridge cũng nhận định: "Đây là CT hay, có nhiều lợi ích. Tuy nhiên với HS ở bậc TH thì CT tiếng Anh hiện hành vẫn là ưu việt, còn CT Cambridge sẽ hiệu quả hơn khi áp dụng cho HS bậc THPT. Bởi ở cấp học này, HS đã định hình được con đường học vấn của mình trong tương lai".

                                                                      Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục