Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, các trường đại học, cao đẳng công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng hai và nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng ba từ ngày 15 đến 30-9. 118 trường đại học, cao đẳng đồng loạt công bố tuyển sinh khoảng 45 nghìn chỉ tiêu nguyện vọng ba.

 
Ðây không chỉ là cơ hội cuối cùng để các thí sinh lựa chọn vào học các trường đại học, cao đẳng năm 2010 mà cũng là thời điểm nhiều trường "chạy đôn, chạy đáo", mong đủ chỉ tiêu.

Một số năm gần đây, những trường, lớp có uy tín, khẳng định được thương hiệu của mình, nhất là các trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) "tốp đầu", thường có số lượng hồ sơ đăng ký "dồi dào" để lựa chọn. Trong khi đó, nhiều trường, nhất là các trường mới mở, thương hiệu chưa có, phải lo lắng, tốn kém nhiều công sức giới thiệu, quảng bá hình ảnh, trường, lớp của mình để mong có học sinh theo học. Mặt khác, Bộ GD và ÐT đã yêu cầu tất cả các trường không được gửi giấy báo nhập học cho thí sinh không đăng ký nguyện vọng, nhưng  nhiều trường vẫn "phớt lờ" gửi hàng loạt giấy báo nhập học với mong muốn "trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch". Vì vậy, những thí sinh có số điểm thi khoảng trên dưới điểm sàn được quan tâm, săn đón, mời chào vào học với cả chục giấy báo trúng tuyển. Trường cao đẳng kỹ thuật công nghệ Bách Khoa khi gửi giấy báo tập trung cho thí sinh không đăng ký còn "ưu ái" cho tự ý lựa chọn ba ngành khá "hot"  gồm Kế  toán,

Tài chính Ngân hàng và Tin học ứng dụng. Nhà trường cũng không quên lưu ý các thí sinh học ra trường sẽ được dự thi liên thông lên đại học chính quy.

Ðáng chú ý, thí sinh đạt điểm dưới điểm sàn, cũng được không ít trường gửi "Giấy báo nhập học". Thí sinh Ðỗ Khánh Huyền ở đường 430 Vạn Phúc, quận Hà Ðông (Hà Nội) dù chỉ được dưới điểm sàn (tám điểm) và không đăng ký nhưng vẫn được Trường cao đẳng Bách Nghệ Tây Hà gửi giấy báo nhập học với những lời mời khá hấp dẫn, đỗ vào "hệ liên thông cao đẳng chính quy". Tuy nhiên, theo cuốn Những điều cần biết về thi, tuyển sinh năm 2010 do Bộ GD và ÐT ấn hành thì đối với thí sinh không đủ điểm vào hệ cao đẳng của Trường cao đẳng Bách Nghệ Tây Hà nếu có nguyện vọng chỉ được trường xét tuyển vào "trung cấp chuyên nghiệp hoặc cao đẳng nghề". Ðể "hút" thí sinh, nhà trường không quên lưu ý thí sinh kết thúc khóa học sẽ "được cấp bằng cao đẳng hệ chính quy" và được dự thi liên thông lên một loạt trường đại học uy tín như Ðại học Kinh tế quốc dân, Học viện Công nghệ Bưu chính - Viễn thông, Ðại học Giao thông Vận tải... Tuy nhiên, trong phần thủ tục nhập học, yêu cầu thí sinh phải có bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tạm thời thì Trường cao đẳng Bách Nghệ Tây Hà lại "không yêu cầu đối với học sinh chưa tốt nghiệp lớp 12". Nhiều thí sinh và phụ huynh băn khoăn không biết việc tuyển sinh và lời hứa hẹn "cấp bằng cao đẳng hệ chính quy" của trường này phải chăng áp dụng cho cả học sinh chưa tốt nghiệp THPT? Mặt khác, đối với hệ cao đẳng chính quy, khi công khai mức học phí, Trường cao đẳng Bách Nghệ Tây Hà khẳng định, năm học thứ nhất, thí sinh nộp học phí 380 nghìn đồng/tháng, năm thứ hai học phí là 400 nghìn đồng/tháng. Tuy nhiên, khi gửi giấy báo nhập học cho thí sinh, nhà trường lại yêu cầu thí sinh nhập học phải nộp học phí 400 nghìn đồng/tháng ngay từ năm học thứ nhất...

Tình trạng "lộn xộn" trong tuyển sinh của một số trường đại học, cao đẳng diễn ra từ nhiều năm học gần đây. Từng có những trường đại học "phớt lờ" quy chế thi tuyển sinh, cũng như các quy định của Bộ GD và ÐT để tự ý tuyển sinh, thậm chí tuyển sinh cả những thí sinh chỉ đạt năm hoặc sáu điểm vào học đại học. Tình trạng "loạn giấy báo nhập học" với những "chiêu" mời gọi hấp dẫn diễn ra thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của giáo dục đại học mà còn gây không ít phiền toái cho các thí sinh và gia đình. Có hàng loạt nguyên nhân khiến cho tình trạng tuyển sinh đại học, cao đẳng luôn trong tình trạng "lộn xộn". Việc thực hiện thi, tuyển sinh theo hình thức "ba chung", các trường có thể lấy được các dữ kiện về thí sinh dự thi ở trường khác để mời gọi nhập học một cách vô tội vạ. Mặt khác, sự ra đời ồ ạt của các trường đại học thời gian qua kéo theo hệ quả tất yếu đua nhau xin chỉ tiêu để mong có lãi ngay từ mùa tuyển sinh đầu tiên, bỏ mặc các điều kiện bảo đảm chất lượng. Việc mở ngành đào tạo một số năm gần đây còn chưa gắn với điều kiện bảo đảm chất lượng và nhu cầu sử dụng lao động. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong mười năm qua, đã có 347 lượt trường trong tổng số 355 lượt trường đăng ký được cho phép mở ngành dẫn đến việc giao chỉ tiêu tuyển sinh "tăng tốc" khá nhanh. Cơ chế "xin - cho" vẫn còn trong chỉ tiêu tuyển sinh. Do đó, điều mà phần lớn học sinh, phụ huynh hiện nay chưa thật yên tâm, hài lòng vẫn là cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như chất lượng đào tạo nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, nhất là hệ dân lập, tư thục không bảo đảm, hạn chế, thiếu hụt nhiều mặt. Phần lớn, những thông tin, lời quảng bá trong tài liệu, cam kết trong giấy báo nhập học, nhiều lúc bị phóng đại, thổi lên quá mức, không đúng thực tế đào tạo của trường. Trường đại học Ðại Nam mặc dù mới tuyển sinh khóa thứ tư nhưng đã được Bộ GD và ÐT duyệt 1.300 chỉ tiêu đại học; sau khi tuyển sinh nguyện vọng một và hai, trường còn 500 chỉ tiêu nguyện vọng ba. Tuy nhiên, một trong hai cơ sở đào tạo của trường trên đường Hà Nội đi Hà Ðông thuê tại tòa nhà Hesco cùng chung với quán ka-ra-ô-kê, cà-phê, bia hơi, công ty cơ khí xây lắp, sa-lông ô-tô... khiến không ít phụ huynh đặt dấu hỏi về môi trường, chất lượng đào tạo của cơ sở này.

Có thể nói tuyển sinh đại học, cao đẳng là nhằm  lựa chọn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ðể thật sự là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao như kỳ vọng và thu hút được sự quan tâm của thí sinh, phụ huynh, các trường cần tạo niềm tin, xây dựng chữ tín thì mới tồn tại lâu dài. Cần tập trung đầu tư tốt về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo. Bộ GD và ÐT cần xiết chặt việc mở ngành, giao chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Mặt khác, trong tuyển sinh cần giám sát, kiểm tra chặt chẽ, xử lý kiên quyết những sai phạm trong tuyển sinh nhằm hạn chế  những "chiêu" quảng cáo, mời chào thái quá của một số trường vi phạm quy chế tuyển sinh.

                                                                                       Theo ND

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục