Khai giảng năm học mới 2010 -2011, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, bậc tiểu học tập trung tổ chức chức giảng dạy thí điểm chương trình tiếng Anh cho học sinh lớp ba. Nhiều địa phương ủng hộ chủ trương này song lại “kêu trời” vì khó mà thực hiện nổi.

 
Trong khi nhiều gia đình ở các tỉnh, thành phố lớn “đổ xô” cho con đi học tiếng Anh từ khi trẻ còn ở độ tuổi mẫu giáo thì việc dạy tiếng Anh trong các nhà trường vẫn đang trong quá trình... dò dẫm, nhất là các địa phương vùng khó khăn.

Bởi vì hiện nay ở nhiều trường tiểu học trên cả nước việc dạy tiếng Anh vẫn chưa được triển khai. Ông Lý Tài Thế, Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Sóc Trăng cho biết: “Ở Sóc Trăng, việc dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học từ lớp 3 trở lên mới chỉ triển khai được ở 52 trong tổng số 298 trường tiểu học của tỉnh. Đây là những trường đã đạt chuẩn quốc gia nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho dạy ngoại ngữ vẫn rất... tạm bợ, phòng học tiếng Anh chỉ có đài và băng cátset. Những trường còn lại khó mà triển khai được việc dạy tiếng Anh vì giáo viên ngoại ngữ không có”.

Thiếu giáo viên tiếng Anh ở tiểu học là vấn đề mà nhiều địa phương hiện đang phải đối mặt. Theo thống kê, để có thể thực hiện việc dạy ngoại ngữ, Cần Thơ đang thiếu 50 giáo viên. Hiện tại, việc dạy ngoại ngữ mới chỉ được tiến hành ở những trường dạy 2 buổi/ngày (khoảng 50% số học sinh tiểu học của tỉnh). Những trường này phải sử dụng giáo viên tiếng Anh ở THCS để “lấp chỗ trống” vì chưa có giáo viên tiếng Anh tiểu học được đào tạo bài bản, chủ yếu là “vay mượn” từ cấp trên xuống dạy cấp dưới hoặc do giáo viên có trình độ cử nhân dạy.
 
Việc dạy ngoại ngữ ở bậc tiểu học còn nan giải.

Sử dụng giáo viên ngoại ngữ trống tiết ở THCS dạy ở tiểu học cũng là giải pháp tình thế mà Cà Mau thực hiện. Ông Vương Hồng Hào, Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Cà Mau phân tích: “Trong số 262 trường tiểu học mới có 44 trường với 405 lớp từ 3 đến 5 đang dạy tiếng Anh. Dạy ngoại ngữ cho học sinh tiểu học đang là vấn đề rất bức xúc với Cà Mau vì dù muốn nhưng “lực bất tòng tâm”. Ngay ở thành phố Cà Mau cũng chỉ có 10/32 trường tiểu học tổ chức dạy tiếng Anh. Một số trường đã dạy môn học này vài năm nay thì tổ ngoại ngữ cũng có từ 4-5 giáo viên (Trường tiểu học Nguyễn Tạo, Hùng Vương...). Như vậy, để có thể dạy phủ kín ngoại ngữ trong tất cả các trường thì chắc... còn lâu. Sở dĩ vậy vì các môn học khác có thể dạy thay hoặc sử dụng giáo viên kiêm nhiệm còn ngoại ngữ và tin học thì không thể áp dụng cách làm này. Năm học tới, Cà Mau dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 10% số trường tổ chức dạy ngoại ngữ nhưng vẫn phải sử dụng giải pháp tình thế như hiện nay một số điểm trường đang làm “mượn” giáo viên THCS xuống dạy tiểu học.

“Ở Điện Biên, việc dạy tiếng Anh cũng chỉ triển khai ở các trường thuộc thành phố Điện Biên Phủ, thị xã, thị trấn vì số giáo viên tiếng Anh hiện tại chỉ đáp ứng được việc giảng dạy ở 50 trường. Đấy là chưa kể đến việc, toàn tỉnh có tới 88,6% học sinh tiểu học là người dân tộc (chủ yếu là người Thái, người Mông) - vượt qua được “rào cản” ngôn ngữ để học trò hiểu được tiếng Việt cũng đã khó rồi” - ông Đào Thái Lai, trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT tỉnh Điện Biên cho biết.

Để khắc phục khó khăn về tình trạng thiếu trầm trọng giáo viên phục vụ cho việc dạy ngoại ngữ từ lớp 3, một số tỉnh như Cà Mau, Điện Biên... đã lên kế hoạch “đặt hàng” các trường CĐSP địa phương đào tạo giáo viên tiếng Anh cho tiểu học. Nhưng theo lộ trình cũng phải 3 năm sau mới có “lứa” giáo viên được đào tạo bài bản đầu tiên tốt nghiệp.

Không chỉ các địa phương trên gặp khó khăn, ngay cả các thành phố lớn, điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi nhưng lại gặp khó khăn về giáo trình. Từ vài năm nay, trên thực tế các địa phương mạnh chương trình nào dạy chương trình nấy, từ Let’s Go đến Let’s Learn, Go Go... Cô giáo Phạm Thiên Thủy, Trường tiểu học Âu Cơ, quận Tân Phú, TPHCM cho biết: “Trước khi đi tập huấn cô đã hỏi lãnh đạo sở sẽ học chương trình gì, thì nhận được câu trả lời phải đi tập huấn về rồi mới quyết định”.

Còn cô giáo Nguyễn Thị Minh Tân, hiệu trưởng Trường tiểu học Phả Lại 2, Hải Dương, cho biết: trường đang dùng song song cả hai giáo trình Let’s LearnLet’s Go.

Theo nhận xét của nhiều giáo viên, nếu theo giáo trình Let’s Go thì rất thuận lợi vì có đủ băng hình, dễ học, phù hợp với nhiều đối tượng. Trong khi đó, giáo trình Let’s Learn mà Bộ GD-ĐT đang triển khai có ưu điểm nổi trội về mặt ngữ pháp, tuy nhiên lại không có băng hình và hơi nặng học sinh có sức học trung bình.

Điều này đồng nghĩa với việc các địa phương sẽ phải tiếp tục đối mặt với khó khăn trong việc triển khai này trong thời gian... chờ đợi và học sinh là đối tượng thiệt thòi khi không được tiếp cận với công cụ giao tiếp của thời đại.

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
các thế hệ HS trường Hoàng Văn Thụ luôn phát huy truyền thống học tốt, thi đỗ ĐH đạt tỉ lệ cao.
Phong trào thi đua

Hai Bộ trưởng họ Phạm nói chuyện 'đến hẹn lại lên'

Câu chuyện lạm thu kéo dài nhiều năm được đặt lên bàn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trước ngày khai giảng. Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc cũng góp lời.

51,2 tỷ đồng đổi mới chương trình đào tạo cán bộ

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 10/9/2010 phê duyệt đề án tiếp tục đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Đừng mãi “thí điểm” trên học trò!

Trong khi vẫn đang còn chương trình tiếng Anh thí điểm này, học sinh (HS) tại TP.HCM bước vào năm học mới với các chương trình thí điểm khác...

Học sinh có nên giơ tay xin phát biểu?

Viện giáo dục thuộc Đại học London (Anh) đã làm một thử nghiệm thú vị: thay vì cho học sinh giơ tay phát biểu trong lớp như trước đây, giáo viên khuyến khích học sinh viết câu trả lời trên bảng nhỏ rồi giơ lên cho giáo viên xem. Kết quả: sức học của học sinh trong lớp tăng gấp đôi so với trước.

Trao bằng tốt nghiệp cho 241 học viên trung cấp nghề

(HBĐT) - Ngày 13/9, trường CĐ Nghề tỉnh đã tổ chức lễ bế giảng và cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh hệ trung cấp nghề khoá VI, niên khoá 2008 -2010. Dự lễ bế giảng có đông đảo các thầy cô giáo các em học sinh niên khoá 2008 -2010 và các cơ quan, đơn vị tư vấn, doanh nghiệp tuyển dụng.

Chi bộ trường THCS thị trấn Kỳ Sơn: Nâng cao chất lượng giáo dục gắn với phong trào thi đua hai tốt

(HBĐT) - Trường THCS thị trấn Kỳ Sơn được thành lập từ năm 1994. Trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành, nhà trường luôn là lá cờ đầu cấp học THCS của huyện với số lượng giáo viên, học sinh giỏi hàng năm luôn dẫn đầu trong huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục