Lớp học làm chổi chít do Trung tâm HTCĐ xã Bắc Sơn tổ chức đã thu hút hàng trăm lượt người tham gia.
(HBĐT) - Những năm qua, Trung tâm học tập cộng đồng xã Bắc Sơn, huyện Cao Phong luôn được xem là mô hình giáo dục không chỉ giúp người dân được học tập thường xuyên, mà còn trang bị kiến thức nhiều mặt, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng.
Xuất phát từ mục tiêu xây dựng một xã hội học tập trong nhiều lĩnh vực, góp phần phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của địa phương, năm 2004, Trung tâm học tập cộng đồng xã Bắc Sơn đã chính thức được thành lập với mô hình hoạt động tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục, nhằm thoả mãn nhu cầu học tập của người dân trong cộng đồng. Ngoài việc tổ chức các lớp học xoá mù chữ, bổ túc văn hoá, các lớp huấn luyện chuyển giao KH-KT, các chuyên đề, các buổi nói chuyện, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề khác nhau như: phát triển sản xuất, sức khoẻ dinh dưỡng, pháp luật, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước... Trung tâm còn tạo cơ hội học tập cho những đối tượng chịu thiệt thòi như phụ nữ, trẻ em gái, nghười nghèo, người dân tộc thiểu số, tiến tới hình thành một xã hội học tập. Thông qua mô hình hoạt động, Trung tâm đã có những đóng góp không nhỏ vào việc tạo nên phong trào học tập sâu rộng của toàn xã hội và nhanh chóng khẳng định được vai trò quan trọng trong việc tổng hợp, điều phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển tải nhu cầu học tập cũng như nguyện vọng của người dân ở địa phương.
Chị Bùi Thị Thuận, Phó GĐ Trung tâm HTCĐ xã Bắc Phong cho biết: công tác học tập cộng đồng của xã trong thời gian qua luôn được duy trì đều đặn, hàng năm, kế hoạch học tập được Ban giám đốc phối hợp với các đoàn thể trong xã như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội CCB, UBMTTQ… đưa việc học tập cộng đồng thành một phong trào tốt, thu hút sự quan tâm của mọi người, trong đó chú trọng đến những chuyên đề phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển và từng đối tượng khác nhau. Để một buổi học tập cộng đồng đạt kết quả cao, ngoài việc chuẩn bị đề tài học tập hợp lý, Trung tâm đã mời những giảng viên có chuyên môn, uy tín về chuyền đạt để nhân dân tiếp thu tốt, hiệu quả. Nhờ đó công tác HTCĐ ở xã Bắc Phong trong những năm qua đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đem lại nhiều lợi ích cho nhân dân.
Với hình thức học tập đa dạng phong phú, từ khi được thành lập đến nay, Trung tâm HTCĐ xã Bắc Phong đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chuyên môn tổ chức được 170 chuyên đề và thu hút hơn 11 nghìn lượt người tham gia học tập theo các nội dung khác nhau như: Tuyên truyền về đường lối chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; các chuyên đề về chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lúa lai, chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất mây tre đan, chổi chít; kỹ thuật trồng nấm rơm... Đặc biệt, thời gian gần đây trung tâm đã tập trung vào những vấn đề sát thực, liên quan trực tiếp đến đời sống của nhân dân như chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em; phòng chống dịch bệnh nguy hiểm; kiến thức về an toàn giao thông… nhờ tính thiết thực của các lớp học nên đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Thông qua các lớp HTCĐ nhiều hộ dân trong xã đã có thêm kiến thức trong phát triển kinh tế, nâng cao hiểu biết xã hội, nâng cao đời sống tinh thần. Tiêu biểu như gia đình ông Phạm Quang Tuyến (Xóm Bắc Sơn), ông San Văn Đá (xóm Hải Phong), ông Bùi Văn Thạnh (xóm Chiềng)... qua những buổi chuyên đề về chuyển giao KH-KT tại Trung tâm đã trang bị được thêm kiến thức cần thiết trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm, biết cách phòng trừ bệnh, cách chăm sóc phù hợp để cây trồng, vật nuôi phát triển cho năng suất cao. Đến nay, các hộ gia đình này không những đã trở thành hộ gia đình có kinh tế khá trong xã mà còn vươn lên làm giàu với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp.
Chị Bùi Thị Thuận cho biết thêm: Mặc dù hoạt động của Trung tâm HTCĐ xã Bắc Sơn vẫn còn một số khó khăn hạn chế như cơ sở vật chất để giảng dạy và học tập vẫn phải tận dụng, mượn tạm các công trình của địa phương, bộ máy chức năng cũng đều làm việc kiêm nhiệm, ít được đào tao chuyên môn nghiệp vụ… nhưng để có được phong trào học tập như hiện nay là do sự chỉ đạo sát sao của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương; sự phối hợp chặt chẽ của ngành giáo dục và sự quan tâm ủng hộ của các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức xã hội đối với phong trào HTCĐ trên địa bàn xã.
Hoàng Huy
Nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 2 và điểm nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 3. Chúng tôi xin giới thiệu để các thí sinh tiện tham khảo
(HBĐT) - Kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2010, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có 262/281 em thi đỗ vào đại học, cao đẳng (đợt 1).
(HBĐT) - Năm học 2010-2011, ngành GD&ĐT huyện Yên Thuỷ có 40 trường mầm non, tiểu học và THCS, với trên 13.382 cán bộ, giáo viên và học sinh. Những ngày tháng 9 này, niềm vui bước vào năm học mới hiện rõ trên gương mặt thầy và trò nơi đây.
Câu chuyện lạm thu kéo dài nhiều năm được đặt lên bàn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trước ngày khai giảng. Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc cũng góp lời.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 10/9/2010 phê duyệt đề án tiếp tục đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong khi vẫn đang còn chương trình tiếng Anh thí điểm này, học sinh (HS) tại TP.HCM bước vào năm học mới với các chương trình thí điểm khác...