Trưởng tiểu học xã Yên Hòa (Đà Bắc) đươc đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện học tập cho con em trên địa bàn
(HBĐT) - Năm học 2010-2011 có chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” với một trong các nhiệm vụ chính là hoàn thành cơ bản nội dung chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục phổ thông và mầm non; tập trung giảm tối thiểu tiêu cực trong thi, kiểm tra, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học… Tiếp tục chủ đề của năm học 2009-2010, những kết quả đạt được bước đầu là cơ sở để ngành Giáo dục triển khai có hiệu quả trong năm thứ hai thực hiện.
Năm học 2009-2010 là năm học đầu tiên thực hiện chủ đề “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục” do Bộ GD-ĐT phát động. Đồng chí Bùi Trọng Đắc, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT cho biết: Việc triển khai chủ đề năm học qua đã đạt kết quả bước đầu. Ngành chú trọng công tác chỉ đạo các đơn vị, trường học xây dựng kế hoạch, giải pháp để triển khai chủ đề năm học đạt kết quả tốt. Quá trình thực hiện đã có sự đổi mới và đồng bộ, chủ động, kịp thời ở các cấp quản lý giáo dục.
Đến nay, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng được tăng cường về số lượng, chất lượng. Quy mô mạng lưới trường lớp được phát triển, mở rộng, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo môi trường học tập tốt cho học sinh. Toàn tỉnh hiện có 717 trường, trung tâm với đội ngũ trên 18.600 cán bộ, giáo viên, nhân viên, ngoài ra còn có 210 trung tâm học tập cộng đồng. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Tiếp tục duy trì, củng cố và phát huy có hiệu quả công tác chống mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, tập trung nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi 15-35 tuổi trên địa bàn tỉnh đạt 99,2%. 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Kết quả giáo dục ở các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT đạt được nhiều thành tựu. Đối với bậc học mầm non, ngành đã có nhiều giải pháp, biện pháp để phát triển số lượng, huy động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp. Quan tâm sự nghiệp giáo dục ở vùng khó khăn, ưu tiên cho trẻ 5 tuổi, đảm bảo để tất cả trẻ 5 tuổi được đi học mẫu giáo một năm trước khi vào lớp 1. Chỉ đạo các trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Các trường tiểu học thực hiện chương trình một cách linh hoạt, đồng thời thực hiện nghiêm túc nội dung giáo dục địa phương. Thông qua tổ chức các hội thi giáo viên giỏi, phó hiệu trưởng giỏi, viết chữ đẹp… tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua, nâng cao chất lượng dạy và học. Kết quả chất lượng giáo dục tiểu học, tỷ lệ đạt loại giỏi môn Toán là 41%, tăng 11% so với năm học trước, loại yếu còn 1,9%, giảm 1,5%; tỷ lệ đạt loại giỏi môn Tiếng Việt tăng 9%, đạt 31%, loại yếu còn 2%, giảm 1,3%.
Ngành đã ban hành và chỉ đạo thực hiện phân phối chương trình đối với giáo dục trung học, trong đó quy định rõ phần chương trình phải hoàn thành trong từng học kỳ và cả năm học. Các trường thực hiện đổi mới các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông. Giáo dục mũi nhọn trong các nhà trường tiếp tục khẳng định giữ chất lượng ổn định. Thể hiện qua việc tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm học 2009-2010 với kết quả 40/72 học sinh đoạt giải, tăng 16 giải so với năm học trước. Trong đó, có 4 giải nhì, 20 giải ba và 16 giải khuyến khích, có 8 học sinh dân tộc đoạt giải. Công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm, nâng cao chất lượng. Phương pháp dạy học trong nhà trường được đổi mới phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường PTDTNT theo hướng tăng cường chuẩn hóa và chuẩn quốc gia.
Chăm lo, đầu tư cho phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, ngành thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề, hội thi giáo viên, hiệu trưởng giỏi. Thực hiện công tác đề bạt, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ chặt chẽ, đúng quy trình, tạo sự đồng thuận cao, kiên quyết không bổ nhiệm lại cán bộ quản lý năng lực yếu, không bố trí giáo viên yếu hoặc chưa qua đào tạo giảng dạy. Quan tâm, chú trọng đánh giá đúng chất lượng cán bộ, giáo viên, phân loại cán bộ, giáo viên nhằm đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bố trí đội ngũ một cách hợp lý, phù hợp năng lực chuyên môn và trình độ đào tạo. Nhờ đó, chất lượng giáo viên từng bước được nâng cao. Tỷ lệ giáo viên mầm non đạt chuẩn trở lên chiếm 89,6%, trong đó trên 9,5% vượt chuẩn. 100% giáo viên tiểu học, THCS, THPT đạt chuẩn, trong đó, 40,2% giáo viên tiểu học, 23,3% giáo viên THCS, 3,3% giáo viên THPT đạt trên chuẩn.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành vẫn còn những khó khăn, bất cập cần tiếp tục được quan tâm như đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý còn trong tình trạng thừa, thiếu cục bộ; chế độ chính sách cho giáo viên mầm non ngoài biên chế; cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục đã được tăng cường song vẫn còn trường học chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, thiếu phòng học, phòng bộ môn ảnh hưởng đến đổi mới phương pháp dạy học…
(HBĐT) - Năm học 2010-2011, ngành GD&ĐT huyện Yên Thuỷ có 40 trường mầm non, tiểu học và THCS, với trên 13.382 cán bộ, giáo viên và học sinh. Những ngày tháng 9 này, niềm vui bước vào năm học mới hiện rõ trên gương mặt thầy và trò nơi đây.
Câu chuyện lạm thu kéo dài nhiều năm được đặt lên bàn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trước ngày khai giảng. Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc cũng góp lời.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 10/9/2010 phê duyệt đề án tiếp tục đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong khi vẫn đang còn chương trình tiếng Anh thí điểm này, học sinh (HS) tại TP.HCM bước vào năm học mới với các chương trình thí điểm khác...
Viện giáo dục thuộc Đại học London (Anh) đã làm một thử nghiệm thú vị: thay vì cho học sinh giơ tay phát biểu trong lớp như trước đây, giáo viên khuyến khích học sinh viết câu trả lời trên bảng nhỏ rồi giơ lên cho giáo viên xem. Kết quả: sức học của học sinh trong lớp tăng gấp đôi so với trước.
(HBĐT) - Ngày 13/9, trường CĐ Nghề tỉnh đã tổ chức lễ bế giảng và cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh hệ trung cấp nghề khoá VI, niên khoá 2008 -2010. Dự lễ bế giảng có đông đảo các thầy cô giáo các em học sinh niên khoá 2008 -2010 và các cơ quan, đơn vị tư vấn, doanh nghiệp tuyển dụng.