GV hợp đồng trường mầm non Dân Chủ, TPHB hướng dẫn các cháu chơi trò chơi

GV hợp đồng trường mầm non Dân Chủ, TPHB hướng dẫn các cháu chơi trò chơi

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 216 trường mầm non công lập với 5.362 CB, GV. Trong đó có 3.114 GV hợp đồng. Những GV hợp đồng chỉ được hưởng mức lương tối thiểu và hầu như không có khoản hỗ trợ đáng kể nào khác, do đó đời sống gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, tình hình này sẽ được cải thiện khi HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 148/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 về chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non diện hợp đồng được HĐND tỉnh quyết định.

 

Trăn trở chế độ GV mầm non hợp đồng

 

Một thời gian dài, sống giữa thành phố mà thu nhập của GV mầm non hợp đồng quá thấp và phập phù. Một số trường do tự hạch toán để trả công nên kỳ nào trẻ đông còn tàm tạm, giảm thì đành ăn vay trước. Trong tình cảnh đó, có người yêu nghề nhưng đành từ bỏ ước mơ làm cô nuôi dạy trẻ. Trường mầm non Dân Chủ (TPHB) hàng năm có trên 100 trẻ, năm học 2010 – 2011 có 120 trẻ nhưng hiện mới chỉ có 10 CB, GV, trong đó có 2 GV hợp đồng. Hàng ngày, các cô phải đến trường từ lúc 6 giờ 30 phút, buổi trưa ở lại chăm các cháu ăn bán trú, buổi chiều đến khi nào phụ huynh đón hết các cháu mới được về. Một ngày các cô phải làm việc 10 – 12 giờ, có trình độ đạt chuẩn như GV trong biên chế nhưng chế độ hưởng thì chưa bằng một nửa. Cô Triệu Thị Phương Liễu cho biết: Mức lương hiện nay của cô được 650.000 đồng/tháng. Nhà trường thực hiện công tác xã hội hóa, thu 20.000 đồng/tháng/cháu để hỗ trợ thêm cho GV hợp đồng. Tính ra một tháng được 1.250.000 đồng, hơn nhiều so với mấy năm trước. Nhưng với mức sống ở thành phố thì số lương đó không đủ để nuôi con, nếu không nhờ vào bố mẹ thì không biết xoay sở ra sao. Cô Vũ Thị Thanh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Tần suất làm việc của GV mầm non lớn, vừa phải dạy trẻ hát, múa, nhận biết sự việc xung quanh vừa phải cho ăn sao cho đảm bảo dinh dưỡng, phát triển cân đối. Hiệu trưởng luôn phải động viên, khích lệ GV hợp đồng khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ để họ không bỏ nghề. Ở thành phố đã vậy, trường mầm non ở các xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện, hoàn cảnh của cô và trò còn khó khăn gấp bội. GV chỉ được hưởng mức lương tối thiểu do gia đình học sinh khó khăn không có khả năng đóng góp. Cô Mùa Y Dớ, Hiệu trưởng trường mầm non Pà Cò (Mai Châu) cho biết: Ngoài mức lương tối thiểu, GV hợp đồng không có khoản thu nào khác. GV bản địa vẫn phải tranh thủ ngày nghỉ để đi làm nương. Ngành học mầm non có đến 58% GV hợp đồng, chưa kể toàn tỉnh còn có 772 nhóm trẻ, 1.645 lớp mẫu giáo, 22 trường mầm non tư thục phải tự túc hoạt động. Tuy vậy, những kết quả đạt được của ngành học này rất đáng khích lệ: 40,6% trẻ nhà trẻ (toàn quốc trên 20%), 96% trẻ mẫu giáo và 99,9% trẻ 5 tuổi ra lớp. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở mẫu giáo 8,27%, nhà trẻ 8,24% (toàn quốc trên 10%). 82% trẻ nhà trẻ và 50% trẻ mẫu giáo được ăn bán trú ngay cả tại các huyện vùng cao khó khăn như Mai Châu, Đà Bắc (vượt chỉ tiêu Bộ GD&ĐT giao).

 

Những tín hiệu vui

 

Trước những khó khăn và cố gắng của GV mầm non ngoài biên chế, ngày 21/7/2010, HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 148/2010/NQ-HĐND về chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non diện hợp đồng được HĐND tỉnh quyết định. Theo đó, đối với GV đạt chuẩn, vượt chuẩn được chuyển xếp, hưởng theo hệ số lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, ngạch, bậc theo bảng lương và được nâng lương định kỳ theo quy định. Được ngân sách Nhà nước chi hỗ trợ đóng BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn. Được hưởng chế độ, quyền lợi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các danh hiệu tôn vinh nhà giáo như GV trong biên chế. Đối với GV chưa đạt chuẩn (trong danh sách được UBND tỉnh duyệt theo Quyết định 2116/QĐ-UBND ngày 26/10/2004) xếp bằng hệ số (1,65 + hệ số phụ cấp chức vụ + hệ số phụ cấp khu vực) x mức lương tối thiểu. Các đối tượng này khi đạt chuẩn thì được hưởng như các GV đạt chuẩn khác theo quy định.

 

Bà Trần Thị Bắc, trưởng phòng GDMN (Sở GD&ĐT) cho rằng: Đây là sự quan tâm, cố gắng của tỉnh đối với ngành học mầm non nói riêng và ngành Giáo dục nói chung. Nghị quyết 148 được thực hiện đã sẽ rút ngắn khoảng cách chênh lệch về mức thu nhập, tạo sự bình đẳng giữa GV mầm non  hợp đồng và  biên chế. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, tình cảm, trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương trong việc quan tâm chăm lo phát triển đội ngũ GV mầm non, tháo gỡ khó khăn cho bậc học, góp phần  nâng cao đời sống đội ngũ giáo viên, giúp họ yên tâm, phấn khởi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ. Chính sách này sẽ góp phần ổn định cuộc sống cho 2.292 GV hợp đồng được UBND tỉnh giao chỉ tiêu. Những thắc mắc, mong đợi của cô giáo Liễu và hơn 2 nghìn giáo viên mầm non hợp đồng  khác đã bước đầu được giải đáp, quan tâm thoả đáng. Tổng kinh phí chi trả theo Nghị quyết 148 của HĐND tỉnh là 52.301.836.000 đồng, trong đó bổ sung do thực hiện chính sách từ năm 2011 là 26.745.238.000 đồng. Nghị quyết này được áp dụng từ năm ngân sách 2011. Đây cũng là những thuận lợi để triển khai chương trình PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.

 

Tuy nhiên, để Nghị quyết 148 đi vào cuộc sống và đem lại hiệu quả thiết thực, theo ông Bùi Trọng Đắc, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, thời gian tới cần có sự  quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND các huyện, thành phố về việc hỗ trợ thu nhập cho giáo viên mầm non hợp đồng kịp thời, đúng qui định.

 

                                                                                     

 

                                                                                       Cẩm Lệ

           

Các tin khác

Trưởng tiểu học xã Yên Hòa (Đà Bắc) đươc đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện học tập cho con em trên địa bàn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ: 262 học sinh đỗ đại học, cao đẳng

(HBĐT) - Kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng năm 2010, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ có 262/281 em thi đỗ vào đại học, cao đẳng (đợt 1).

Yên Thuỷ: Tự tin bước vào năm học mới 2010-2011

(HBĐT) - Năm học 2010-2011, ngành GD&ĐT huyện Yên Thuỷ có 40 trường mầm non, tiểu học và THCS, với trên 13.382 cán bộ, giáo viên và học sinh. Những ngày tháng 9 này, niềm vui bước vào năm học mới hiện rõ trên gương mặt thầy và trò nơi đây.

Hai Bộ trưởng họ Phạm nói chuyện 'đến hẹn lại lên'

Câu chuyện lạm thu kéo dài nhiều năm được đặt lên bàn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận trước ngày khai giảng. Nguyên Bộ trưởng Phạm Minh Hạc cũng góp lời.

51,2 tỷ đồng đổi mới chương trình đào tạo cán bộ

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định số 1677/QĐ-TTg ngày 10/9/2010 phê duyệt đề án tiếp tục đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ lý luận chính trị, hành chính ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

Đừng mãi “thí điểm” trên học trò!

Trong khi vẫn đang còn chương trình tiếng Anh thí điểm này, học sinh (HS) tại TP.HCM bước vào năm học mới với các chương trình thí điểm khác...

Học sinh có nên giơ tay xin phát biểu?

Viện giáo dục thuộc Đại học London (Anh) đã làm một thử nghiệm thú vị: thay vì cho học sinh giơ tay phát biểu trong lớp như trước đây, giáo viên khuyến khích học sinh viết câu trả lời trên bảng nhỏ rồi giơ lên cho giáo viên xem. Kết quả: sức học của học sinh trong lớp tăng gấp đôi so với trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục