Một lớp dạy thêm HS lớp 1 tại TP.HCM

Một lớp dạy thêm HS lớp 1 tại TP.HCM

Cả giáo viên (GV) và lãnh đạo các trường đều biết về quy định cấm dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT và các sở. Nhưng cấm là việc của Bộ, còn có thực hiện hay không là... chuyện của GV.

 

Đủ cách dạy thêm

Trên diễn đàn web Trẻ thơ, một phụ huynh tâm sự: “Con mình học ở Q.Đống Đa, Hà Nội. Ngày khai giảng, mình đã nói với cô là cháu không đi học trước, cháu chưa biết viết, cô nói rằng không sao, vài tháng cháu sẽ quen... Ba ngày sau, mình đi đón con nhận được lời cô phàn nàn rằng cháu nhà chị viết sai, viết chậm lắm, cô uốn mãi nhưng vẫn chậm hơn các bạn, mà viết chậm như thế này thì không thể học theo các bạn được đâu”. Trong vở viết cô chấm cho luôn hai điểm 2. Quá bức xúc, phụ huynh này viết: “Ngay những ngày đầu tiên vào trường, con đã bị cô hết lời chê bai, phàn nàn, rồi bị luôn điểm kém, thử hỏi các cháu có còn hứng thú để học hành nữa hay không?”.

Chương trình không nặng đến mức phải học thêm

Chương trình TH hiện nay thiết kế cho việc dạy học 1 buổi/ngày chứ chưa phải là 2 buổi/ngày. Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng để những địa phương nào khó khăn về điều kiện giảng dạy, về khả năng tiếp thu của HS có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Bộ khẳng định là chương trình không hề nặng, càng không nặng đến mức mà HS học cả ngày ở trên lớp rồi tối về lại phải học thêm ở nhà cô giáo. Khảo sát của chúng tôi ở tất cả các vùng miền trong cả nước cho thấy ngay cả GV ở miền núi cũng không kêu chương trình nặng. Nếu một cô giáo ở Cao Bằng không kêu chương trình nặng thì không có lý gì mà một cô giáo ở Hà Nội lại bảo phải học thêm vì chương trình nặng. Trong khi tất cả các điều kiện về dạy học, về đội ngũ, về khả năng tiếp thu kiến thức của HS... ở Hà Nội đều hơn hẳn Cao Bằng.

Ông Lê Tiến Thành (Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học - Bộ GD-ĐT)

T.N (ghi)

Chị T.N - một phụ huynh có con học lớp 2 - tỏ ra đầy kinh nghiệm: “Hồi cháu nhà tôi học lớp 1 cũng rơi vào tình huống như vậy. Sau nhiều lần chê là có thông báo của cô giáo về việc tổ chức dạy thêm”. Một số phụ huynh ở những trường danh tiếng như Tiểu học (TH) Trung Tự, Kim Liên cũng cho biết đang đau đầu với việc có nên cho con đi học thêm ở chính lớp cô giáo chủ nhiệm tổ chức hay không? Thậm chí, một phụ huynh còn tìm đến PV Thanh Niên để nhờ tư vấn xem nên phản ứng ra sao trước gợi ý tham gia học thêm của cô giáo. Chị này nói: “Cô giáo thông báo sẽ tổ chức dạy kèm vào thứ bảy hằng tuần, HS nào có nhu cầu thì đăng ký. Không phải mình không có tiền cho con đi học thêm, nhưng quả thật mình không muốn con phải khổ”.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, một số trường TH trên địa bàn TP Hà Nội có khá nhiều kiểu dạy thêm khác nhau. Ngoài việc dạy thêm vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần, có GV còn tổ chức dạy ngay sau giờ tan học buổi chiều. GV đưa thẳng HS ra lớp học thêm để “nhồi” tiếp. Tuy nhiên, ở những trường như Trung Tự, Kim Liên, do sĩ số HS/lớp quá đông nên thường cô phải chia một lớp ra thành mấy ca học khác nhau. Mỗi buổi học như vậy, GV thu mỗi HS khoảng 50.000 đồng.

Một số trường TH của Q.Hoàng Mai thì tổ chức dạy thêm dưới hình thức “câu lạc bộ”, sử dụng cơ sở vật chất, đội ngũ GV của trường để tổ chức CLB vào sáng thứ bảy hằng tuần. Thực chất các CLB chỉ dạy Toán và tiếng Việt nâng cao. Mức đóng góp cho CLB này là khoảng 80.000 - 100.000 đồng/HS/tháng.

Những trường như TH Lê Ngọc Hân (Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội), Bế Văn Đàn (Q.Đống Đa) do còn chung cơ sở vật chất với trường THCS nên HS không được học 2 buổi/ngày. Chính vì vậy, GV các trường này thuê nhà dân ở xung quanh khu vực trường để tổ chức dạy thêm một buổi nữa cho HS. Tất nhiên, đây cũng là nhu cầu của phụ huynh nhưng điều đáng nói là những lớp học này không hề chịu sự quản lý hay chịu trách nhiệm của nhà trường, nên nếu có việc gì đáng tiếc xảy ra thì cũng không có ai đứng ra bảo đảm quyền lợi của HS. Hơn nữa, hầu hết các địa điểm mà GV thuê đều rất chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu không khí... Trong khi đó, phụ huynh ở những trường này phải chấp nhận đóng thêm nhiều khoản tiền như thuê cơ sở vật chất, thuê xe đưa đón HS từ lớp học ở nhà dân đến trường để học buổi chính khóa (nếu địa điểm cách xa trường và HS không thể đi bộ).

                                                                             Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Điều kiện học tập vui chơi của Trường mầm non Đồng Tiến được cải thiện không ngừng

Toàn tỉnh có 5.224 phòng học kiên cố

(HBĐT) - Theo thống kê của ngành GD-ĐT, toàn tỉnh hiện có 8.749 phòng học, trong đó có 5.224 phòng kiên cố, chiếm 61,6%; 2.329 phòng bán kiên cố, chiếm 27,5%; 926 phòng tạm, phòng khác, chiếm 10,9%.

Nâng mức ngạch lương GS, PGS

Chính phủ vừa công bố dự thảo lần 3 về Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31/12/2008.

Lúng túng thí điểm tiếng Anh lớp 3

Năm học mới đã bắt đầu hơn tháng nay nhưng việc thí điểm dạy ngoại ngữ từ lớp 3 theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT vẫn chưa diễn ra đều khắp các địa phương được chọn.

4 sinh viên “bắt” máy giặt biết nói

Sau 2 tháng nghiên cứu, 4 chàng sinh viên Nguyễn Tấn Nó, Nguyễn Duy Luân, Nguyễn Minh Tân, Võ Đông Sỹ của lớp Cơ điện tử, khoa Cơ khí chế tạo máy, Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM đã cải tiến thành công chiếc máy giặt tự động dành cho giới sinh viên và công nhân.

Đà Bắc: Bồi dưỡng chương trình GDMN cho hơn 70 CBGV

(HBĐT) - Ngày 22/9, ngành giáo dục huyện Đà Bắc đã tổ chức Hội nghị Bồi dưỡng chương trình Giáo dục mầm non cho hơn 70 CBGV của 9 trường mầm non trên toàn huyện.

Ngành GD-ĐT huyện Tân Lạc và Kim Bôi triển khai nhiệm vụ công tác năm học 2010 - 2011

(HBĐT) - Ngày 21/9, Công đoàn Giáo dục huyện Tân Lạc đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm học 2009 - 2010 và triển khai nhiệm vụ công tác Công đoàn năm học 2010 - 2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục