Những đồ dùng học tập trực quan góp phần giúp HS tiểu học rèn kỹ năng quan sát. Không nhất thiết phải có LCD, HS mới học tốt
Những khoản thu vô lý vào đầu năm học thường được nhà trường lý giải do vận động của Ban đại diện cha mẹ HS. Nhưng cũng chính các phụ huynh lại bất bình với kiểu vận động đóng góp này.
LCD là... “giáo cụ”
Những trường có các khoản thu cao phần lớn đều chung lý do: đầu tư giáo cụ hiện đại phục vụ giảng dạy.
Đầu năm học, nhiều phụ huynh (PH) trường tiểu học (TH) Trung Tự (Q.Đống Đa, Hà Nội) bức xúc khi giáo viên yêu cầu PH tự nguyện đóng tiền mua LCD giá 45 triệu đồng.
Tại TP.HCM, sau buổi họp PH đầu năm, chị T.V - PH lớp 6 trường THCS Lê Quý Đôn (Q.11) đã điện thoại đến Báo Thanh Niên nhờ tư vấn. Chị T.V bức xúc: “Chi hội trưởng Ban đại diện cha mẹ HS thông báo mỗi HS phải đóng 400.000 đồng để mua màn hình LCD phục vụ đổi mới phương pháp dạy học”. Chị còn cho biết: “Tôi có gọi cho Trưởng phòng GD-ĐT Q.11 để hỏi, thì được trả lời luôn là không được đóng, và ông sẽ làm việc lại với hiệu trưởng về việc này. Nhưng nếu những người khác đóng hết, chỉ còn tôi không đóng, liệu có được không?”.
Trong buổi họp PH của lớp 1/2 trường TH Trần Văn Ơn (Q.Gò Vấp), GV chủ nhiệm thông báo mục đích ý nghĩa của việc gắn màn hình LCD cho lớp. Theo cô giáo thì đây là một công cụ rất cần thiết trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Ngoài ra, mỗi HS chỉ cần đóng tiền 1 lần nhưng sẽ được hưởng thụ trong 5 năm học. Do vậy, số tiền 400.000 đồng/HS không phải là quá lớn. Trong khi đó, cũng tại Q.Gò Vấp, trường TH Nguyễn Viết Xuân thu thêm 300.000 đồng/HS, trường THCS Phan Tây Hồ thu 700.000 đồng/HS, trường THCS Quang Trung thu 200.000 đồng/HS... để trang bị loại “giáo cụ” này. Còn trong buổi họp PH HS trường TH Nguyễn Thượng Hiền, Ban đại diện cha mẹ HS thông báo “miệng” yêu cầu mỗi PH đóng 600.000 đồng để nhà trường trang bị máy tính cho lớp trị giá khoảng 25 triệu đồng... Chị Kim Anh, PH HS trường THCS Quang Trung bức xúc: “Cô giáo thông báo nếu mua LCD mà còn dư tiền thì sẽ mua laptop cho cô để phục vụ giảng dạy”.
Tự nguyện hay ép buộc?
Trao đổi với lãnh đạo các trường về những khoản thu không cần thiết này, phần lớn các hiệu trưởng đều nói đây là do sự vận động của cha mẹ HS chứ không phải chủ trương của trường (!).
Bà Kim Anh, Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn (Q.11) cho biết: “Trang bị màn hình LCD với mong muốn đổi mới phương pháp dạy học. Đây là một loại “giáo cụ” trực quan, hỗ trợ thêm để bài giảng của cô giáo thêm sinh động, gây hứng thú cho HS trong giờ học. Chủ trương của Ban đại diện cha mẹ HS là vận động một số mạnh thường quân có điều kiện chứ không ép buộc tất cả PH. Nhưng qua kỳ họp PH đầu năm, nhiều PH phản ứng nên nhà trường vẫn chưa triển khai”.
Bà Nguyễn Thị Lương Thanh, Hiệu trưởng trường TH Phan Đình Phùng (Q.3, TP.HCM) cũng nói: “Nhu cầu gắn LCD trong lớp học là do PH nhận thấy cần thiết nên họ tự vận động để gắn. Thật ra, nếu không có LCD thì nhà trường vẫn có phòng chức năng để phục vụ công tác giảng dạy bằng giáo án điện tử. Nhưng cả 1 trường với 45 lớp, nếu xếp lịch thì mỗi tuần HS được học tại phòng này rất ít và việc di chuyển từ lớp học đến phòng chức năng cũng bất tiện”.
Trả lời ông Tiến Dũng - PH trường TH Trần Văn Ơn, Q.11 phản ảnh trường vận động mỗi HS đóng 150.000 đồng để mua LCD, ông Phạm Thanh Minh, Hiệu trưởng trường nói: “PH ở các lớp tiếng Anh tăng cường có nhu cầu lắp LCD để phục vụ việc học tiếng Anh cho con em mình. Nhưng khi Ban đại diện cha mẹ HS các lớp này yêu cầu, chúng tôi cũng đã thống nhất nếu toàn bộ PH trong lớp thống nhất thì mới làm, còn không thì thôi” .
Đâu rồi ý nghĩa “đại diện”?
Vấn đề đặt ra ở đây không phải là chuyện LCD, tiền trồng cây xanh hay các khoản thu khác mà chính là cách vận động của Ban đại diện cha mẹ HS.
Nếu phải đóng góp những khoản thật sự cần thiết, chắc không PH nào từ chối. Thực tế, một số PH có điều kiện, muốn con em mình được thoải mái trong học tập nên thường có những đề xuất mua sắm thêm trong trường/lớp nhưng điều này chưa thật sự cần thiết; nhà trường thường cũng không phản đối trước những đề nghị này. Tuy nhiên, không phải tất cả PH đều có điều kiện giống nhau nên dẫn đến tình trạng bất bình là lẽ đương nhiên. Mặc dù nhiều ban đại diện cha mẹ HS tuyên bố đây là tự nguyện, ai đóng thì đóng nhưng thử hỏi PH nào không đóng có cảm thấy thoải mái?
Từ những thực tế này cho thấy, không phải lúc nào Ban đại diện cha mẹ HS cũng thật sự là tiếng nói của đông đảo PH.
Theo Báo Thanhnien
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo điều chỉnh việc cho vay đối với học sinh - sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay thấp hơn mức cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo vay
Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang đã diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2010 dành cho 140 tân sinh viên vượt khó, học giỏi của Tiền Giang và Bến Tre đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm học 2010 - 2011 do báo Tuổi trẻ, sở GD và ÐT, Tỉnh đoàn, Ðài PT và TH Tiền Giang, Bến Tre tổ chức.
Đặt thử chiếc cặp của con lên bàn cân, nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học hoàn toàn bất ngờ và lo lắng khi biết mỗi ngày, các bé phải vác trên đôi vai nhỏ từ 4 kg đến 5 kg.
(HBĐT) - Kết thúc năm học 2009-2010, trường mầm non Hoa Mai, huyện Đà Bắc được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, xếp thứ nhất ngành học mầm non của tỉnh. Phần thưởng đó là sự ghi nhận, động viên, khích lệ không chỉ riêng đối với ngành học mầm non, mà còn có ý nghĩa lớn đối với cả ngành GD-ĐT huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Trường tiểu học thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy được tách ra từ trường PTCS Lạc Long năm 1995. Từ đó đến nay, tập thể nhà trường luôn cố gắng, nỗ lực thực hiện toàn diện các phong trào thi đua. Năm học 2009 – 2010, trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I; trường học văn hoá giai đoạn 2005 – 2010 và là một trong 15 tập thể tiêu biểu xuất sắc của ngành Giáo dục Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2010.
Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo điều chỉnh việc cho vay đối với học sinh - sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay thấp hơn mức cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo vay