Bốn chữ F, J, W, Z rất thông dụng trong tiếng Việt nhưng lại không có trong bảng chữ cái khiến việc sử dụng chúng trở thành “bất hợp pháp”

Bảng chữ cái tiếng Việt theo mẫu tự Latin đã có hiệu lực gần như tối ưu với 29 chữ cái, không có 4 chữ: F, J, W và Z. Tuy nhiên, thực tiễn của thời kỳ hội nhập quốc tế dựa trên nền văn minh thông tin hiện đại, người Việt Nam đang sử dụng rất nhiều cả 4 chữ cái này cho nên cần phải có một sự điều chỉnh, bổ sung để bảng chữ cái được hoàn thiện hơn. 

 
Xuất hiện từ lâu trong nhà trường
 
Chữ F đã hiện diện trong nhà trường từ rất lâu, với lực F, thang nhiệt độ F, với nguyên tố hóa học Flo hay ký hiệu Fe của sắt... Trong quan hệ quốc tế, dân ta đã rất quen với tên các tổ chức được viết tắt theo tiếng Anh như UNICEF, FAO, IMF... Về thể thao thì là FIFA, UEFC, AFC, FIBA, FIDE... và cả VFF.
 
Trong văn hóa và nghệ thuật, từ “phim” Việt hóa đang dần dần được thay thế bằng từ “film” chính gốc châu Âu; do vậy, Hãng phim TPHCM còn được gọi là TFS.
 
 
Học sinh đang học tiếng Việt với bảng chữ cái 29 chữ. Ảnh: TẤN THẠNH


Những từ như Fafilm, Fahasa... đều dần trở nên quen thuộc, còn Festival thì được sử dụng rất nhiều. Chúng ta cũng đã quá quen với tần số phát thanh FM, máy fax, đèn flash, cafe hay bánh flan...
 
Chữ J cũng được dùng từ lâu trong nhà trường với thời đại cổ sinh học kỷ Jura, định luật Jun-Lenxơ... Những từ jazz, jeans, judo, jive, jambon, jacket... đã đi vào tiếng Việt một cách tự nhiên.
 

Xuất hiện trong nhiều lĩnh vực

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các loại súng phản lực do Việt Nam tự chế tạo được đặt tên là DKZ và SKZ. Các xí nghiệp quốc phòng hiện nay cũng được đặt tên bằng chữ Z (Xí nghiệp Z751, Z755, Z25...); chữ Z cũng xuất hiện trong các từ sau: dzậy, dzũa, dzui dzẻ, Dzoãn, Dzếnh, Dzũng...

Chữ W cũng được người Việt làm quen từ trong nhà trường với ký hiệu về công suất điện, với nguyên tố hóa học Wonfram... Trong xã hội, nó thường xuyên xuất hiện với những tên viết tắt của các tổ chức quốc tế như WB, WTO, WHO...
 
Dân ta cũng đã quen với chữ viết tắt WC ở những nơi công cộng. Nhưng chữ W xuất hiện với tần suất dày đặc nhất là khi người ta truy cập thông tin trên mạng internet, do mọi website đều gắn liền với chùm ký tự www.
 
Vì không có trong bảng chữ cái tiếng Việt nhưng lại được dùng rất nhiều nên chữ W đã được đọc bằng nhiều tên khác nhau, khi thì vê kép, lúc lại là vê đúp, lại có khi là đúp-lơ-vê, đấp-bân-vi hoặc đấp-liu...
 
Chữ Z cũng được dùng không phải ít. Ở nhà trường, bộ ba x-y-z thường đi với nhau trong những bài toán tìm ẩn số; các đơn vị KHz, MHz hay ký hiệu Zn luôn xuất hiện trong các bài học về lý, hóa. Tiếp đó là một loạt thuật ngữ hóa học đã được Việt hóa, như: bazơ, saccarozơ, glucozơ, benzene...
 
Bổ sung là tất yếu
 
Mặc cho bảng chữ cái tiếng Việt tận cùng bằng Y, khi khẳng định một việc cần làm từ đầu đến cuối, người Việt luôn nói: “Từ A đến Z”! Nếu kể cả các thuật ngữ khoa học chuyên sâu, các thương hiệu, địa danh và tên người nước ngoài... thì các trường hợp cần dùng 4 chữ F, J, W và Z nhiều vô số kể.
 
Như vậy, 4 chữ  nói trên đã trở thành thông dụng trong tiếng Việt nhưng lại không có trong bảng chữ cái, khiến cho việc sử dụng chúng trở thành “bất hợp pháp” vì là những chữ “ngoài luồng”. Đây rõ ràng là một bất cập của bảng chữ cái hiện hành.
 
Việc bổ sung 4 chữ này vào bảng chữ cái không chỉ sẽ giải quyết được vấn đề đã nêu mà nhờ đó tầm phổ quát của bảng chữ cái sẽ được mở rộng đầy đủ, đáp ứng được sự phát triển của tiếng Việt hiện đại.
 
                                                                                      Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Những đồ dùng học tập trực quan góp phần giúp HS tiểu học rèn kỹ năng quan sát. Không nhất thiết phải có LCD, HS mới học tốt
Không có hình ảnh
Niềm vui của thầy và trò trường THCS Hữu Nghị TP Hòa Bình nhân dịp khai giảng năm học mới 2010 -2011
Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển NV3 tại Trường ĐHDL kỹ thuật công nghệ TPHCM

Nhóm làm sách tư nhân ra sách giáo khoa lớp 1

Bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục hiện đại được giới thiệu "giúp HS biết đọc, viết sau 4 tháng" thay vì 1 năm đã ra mắt chiều 27/9. Sách dành cho giáo viên tiểu học và phụ huynh tham khảo, do nhóm Cánh Buồm biên soạn, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản và ấn hành tháng 9/2010.

Mở rộng đối tượng vay tín dụng đào tạo

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chỉ đạo điều chỉnh việc cho vay đối với học sinh - sinh viên thuộc diện hộ cận nghèo để bảo đảm mức cho vay thấp hơn mức cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo vay

140 tân sinh viên vượt khó học giỏi nhận học bổng "Tiếp sức đến trường"

Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Tiền Giang đã diễn ra lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" năm 2010 dành cho 140 tân sinh viên vượt khó, học giỏi của Tiền Giang và Bến Tre đã trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng năm học 2010 - 2011 do báo Tuổi trẻ, sở GD và ÐT, Tỉnh đoàn, Ðài PT và TH Tiền Giang, Bến Tre tổ chức.

Gánh nặng 5 kg trên vai học trò nhỏ

Đặt thử chiếc cặp của con lên bàn cân, nhiều phụ huynh có con đang học tiểu học hoàn toàn bất ngờ và lo lắng khi biết mỗi ngày, các bé phải vác trên đôi vai nhỏ từ 4 kg đến 5 kg.

Đà Bắc: Sức bật mới từ đội ngũ cán bộ, giáo viên

(HBĐT) - Kết thúc năm học 2009-2010, trường mầm non Hoa Mai, huyện Đà Bắc được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, xếp thứ nhất ngành học mầm non của tỉnh. Phần thưởng đó là sự ghi nhận, động viên, khích lệ không chỉ riêng đối với ngành học mầm non, mà còn có ý nghĩa lớn đối với cả ngành GD-ĐT huyện Đà Bắc.

Trường tiểu học thị trấn Chi Nê: Xứng danh trường chuẩn Quốc gia

(HBĐT) - Trường tiểu học thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy được tách ra từ trường PTCS Lạc Long năm 1995. Từ đó đến nay, tập thể nhà trường luôn cố gắng, nỗ lực thực hiện toàn diện các phong trào thi đua. Năm học 2009 – 2010, trường được công nhận trường chuẩn Quốc gia mức độ I; trường học văn hoá giai đoạn 2005 – 2010 và là một trong 15 tập thể tiêu biểu xuất sắc của ngành Giáo dục Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục