Nguyên là một nhà giáo có danh từ cách đây 80 năm tại Trường Thăng Long, bác Võ Nguyên Giáp hết sức ưu ái các trí thức trong ngành giáo dục và có những sự động viên, khích lệ rất đáng trân trọng.
Từ Đại hội thành lập Hội Khuyến học Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được Đại hội suy tôn là Chủ tịch Danh dự của Hội. Nhân dịp Đại hội Khuyến học lần thứ 4, trên báo Khuyến học & Dân trí, GS. Nguyễn Lân Dũng đã có bài viết về Đại tướng.
Chúng tôi không thể nào quên được những lời lẽ chân thực và tốt đẹp mà bác Giáp đã ghi trong sổ tang khi bố tôi qua đời ở tuổi 98: "...Trong cuộc đời gần một trăm năm, Giáo sư Nguyễn Lân đã dành toàn bộ tâm trí cho sự nghiệp Giáo dục và Văn hóa. Là một trong những người có công xây dựng nền giáo dục mới của một nước Việt nam độc lập thời đại Hồ Chí Minh, anh đã góp phần đào tạo cho nước ta nhiều thế hệ cán bộ, công dân ưu tú, đã dành tâm huyết và nghị lực sáng tạo cho sự nghiệp giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đã từng có những tác phẩm lớn về giáo dục, văn hóa và ngôn ngữ, đặc biệt là các công trình biên soạn từ điển.
Tôi nhớ mãi lần đến thăm anh tại nhà riêng, cùng trao đổi ý kiến về những vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sự phát triển của nền giáo dục và văn hóa của nước nhà. Khi tôi hỏi về bí quyết giữ gìn sức khỏe và duy trì cường độ làm việc ở tuổi cao, anh đã vui vẻ cho biết chính là nhờ thường xuyên tập tành, rèn luyện thân thể và tiếp tục tắm nước lạnh. Tôi rất khâm phục và nghĩ rằng: Nguyễn Lân làm được như vậy là do ý chí muốn lâu dài phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Đó chính là nhân cách Nguyễn Lân đáng cho chúng ta học tập”.
Tấm gương tận tụy hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của bác Giáp là điều mà mỗi trí thức, mỗi người dân Việt
Dù bận trăm công nghìn việc bác Giáp vẫn chú ý đến công việc của từng trí thức, dù chỉ là bảo vệ để được xuất bản cuốn Búp sen xanh của nhà văn Sơn Tùng, hoặc trao đổi nhiều lần với GS. Nguyễn Văn Đạo về chủ trương xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội... Có lần tôi còn được bác Giáp chỉ định vào báo cáo với Tổng Bí thư Lê Duẩn về Chương trình cấp Nhà nước "Sinh học phục vụ nông nghiệp". Đại tá Nguyễn Huyên, người trợ lý thâm niên của bác Giáp kể rằng: "Ông hết sức coi trọng tri thức các nhà khoa học, biết lắng nghe, kể cả ý kiến trái chiều. Khi nghiên cứu bất cứ vấn đề gì, ông đặc biệt quan tâm tới yếu tố thực tiễn. Tôi nhớ trước lúc đọc tham luận báo cáo tại đại hội IV (1976), Đại tướng đã tự mình viết đến 200 lá thư trao đổi về cách mạng khoa học kỹ thuật ở Việt Nam. Ở Đại tướng, có sự ảnh hưởng bởi phông văn hóa phương Tây do xuất thân từ một cử nhân luật những năm 30 thế kỷ trước. Tuy nhiên, ông kết hợp điều đó với bản sắc văn hóa phương Đông đồng thời nỗ lực học hỏi nghiên cứu nên phông kiến thức văn hóa ở Đại tướng rất uyên bác, sâu sắc".
Là Chủ tịch danh dự của Hội Sử học Việt
Ít ai biết rằng bác Giáp rất yêu âm nhạc, mời cô giáo đến nhà dạy đàn để có thể tự đánh piano giúp làm thanh thản đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng. Tháng 8 năm ngoái sau khi nghe báo cáo về chương trình Hòa nhạc Vietmamnet "Điều còn mãi", bác Giáp đã viết lời chúc mừng: "Chúc mừng Hòa nhạc Vietnamnet "Điều còn mãi". Mong "Điều còn mãi" - Tình yêu Tổ quốc vang vọng mãi trong lòng và cổ vũ hành động của mỗi người Việt
Với tấm lòng khâm phục và kính yêu, chúng tôi cầu mong bác Giáp vẫn luôn bền bỉ khỏe mạnh để chứng kiến tiếp những trang Đổi Mới của nhân dân ta.
Nhiều trí thức nhắc với nhau chuyện bác Giáp gặp Thống chế Mê-ra, chỉ huy không quân và các lực lượng phòng không toàn Ấn Độ, chỉ sau một cuộc hội đàm ngắn, ngài Thống chế đã phải thốt lên: "Giờ đây, đã được gặp Ngài rồi mà tôi vẫn giữ nguyên trong ý niệm rằng Ngài sẽ mãi là một vị tướng của huyền thoại". Đáp lại lời ca tụng thành tâm này, bác Giáp đã khiêm tốn trả lời: "Nếu không có một tập thể lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, nhân dân và quân đội anh hùng, tướng lĩnh chúng ta dù tài giỏi đến đâu, cũng không thể làm nên công trạng, thành tích gì". |
Theo Dantri
"Riêng đối với khối giáo dục CĐ, ĐH, thì ngoài lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, dịch vụ giáo dục cần phải tham gia cơ chế thị trường và trở thành hàng hóa...", TS, Nhà giáo ưu tú Đặng Huỳnh Mai viết.
Bộ Giáo dục-Đào tạo vừa ban hành chương trình tiếng Anh tiểu học, với tổng thời lượng 420 tiết, từ lớp 3 đến lớp 5 (lớp 3: 140 tiết; lớp 4: 140 tiết; lớp 5: 140 tiết). Nguyên tắc cơ bản của chương trình là đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh thông qua luyện tập để hình thành các kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là hai kỹ năng nghe nói
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, tuyển bổ sung 400 người đi học tiến sĩ và 50 người đi thực tập tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước năm 2010
(HBĐT) - Khuôn viên rộng rãi, xanh - sạch - đẹp, phương tiện và thiết bị giáo dục đảm bảo là những cảm nhận của chúng tôi khi đến trường Tiểu học Sông Đà, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).
Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các trường ĐH từ xây dựng giáo trình - tuyển sinh - đào tạo - cấp bằng và tuyển dụng giáo viên...được quy định chi tiết tại Điều lệ trường ĐH vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Phụ huynh muốn con học thêm vì sợ con thua kém bạn bè, giáo viên muốn dạy thêm để tăng thu nhập. Toan tính của người lớn vô tình đẩy những đứa trẻ mới rời bậc mầm non đã phải chạy đua học thêm ngay khi vào lớp 1