Những đóng góp của giáo viên vùng cao trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học được nâng lên.
(HBĐT) - Cùng với thời gian tựu trường năm học mới, Hội LHPN tỉnh thường xuyên có công văn chỉ đạo Hội Phụ nữ các huyện, thành phố vận động phụ nữ tham gia vào Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, tham gia BCĐ phổ cập giáo dục, các tổ hòa giải... ở cơ sở để nêu cao ý thức trách nhiệm của chị em trong việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Thông qua các buổi sinh hoạt Hội, sinh hoạt CLB tuyên truyền cho chị em nhận thức rõ sự cần thiết của việc đưa con em tới trường. Thực hiện theo định hướng chỉ đạo đó, tổ chức hội ở cơ sở thể hiện sự quan tâm đối với các em học sinh bằng cách tặng quà, trao học bổng cho học sinh giỏi nhân dịp ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, rằm Trung thu và dịp khai giảng năm học mới.
Hàng năm, các cấp Hội vận động hội viên quyên góp khoảng 16 thùng quần áo, sách vở, đồ dùng học sinh để tặng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Năm 2006, Hội Phụ nữ tỉnh đã tranh thủ được nguồn vốn của tổ chức giao lưu toàn cầu Mỹ, trao 43 xuất học bổng trị giá 65 triệu đồng cho nữ học sinh nghèo có thành tích xuất sắc trong học tập. Riêng Hội Phụ nữ huyện Lương Sơn trong 5 năm qua đã phối hợp với các ngành, đoàn thể , chính quyền địa phương vận động quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo trị giá trên 49,8 triệu đồng để tặng cho 382 lượt học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ có sự tài trợ của tổ chức Childfun, Hội Phụ nữ huyện Kỳ Sơn đã tặng quà cho 758 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với trên 3.700 quyển vở và 35 triệu đồng tiền mặt, tặng quà cho các cháu thiếu nhi nhân dịp tết Trung thu với số tiền trị giá trên 14 triệu đồng, trong đó trên 4,1 triệu đồng dành riêng cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Để tạo điều kiện cho trẻ em khó khăn được đến trường, Hội Phụ nữ xã Độc Lập (huyện Kỳ Sơn) đã tham mưu cho UBND xã và Ban thương binh - xã hội xã trợ cấp cho 5 cháu với số tiền 150.000 đồng/ cháu/ tháng.
Trong 5 năm qua, tham gia trong các BCĐ Phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS, tổ hòa giải... các hội viên phụ nữ đã vận động được 800 em học sinh bỏ học trở lại trường, đặc biệt là các trẻ em gái ở vùng sâu, xa của huyện Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, Tân Lạc. Đó là sự đóng góp đáng ghi nhận của chị em phụ nữ trong khi các cơ sở đã và đang nỗ lực để xây dựng xã hội học tập, điều quan trọng hơn cả là đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực cho cán bộ Hội Phụ nữ ở cơ sở.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Nếu nhìn những thành tựu về GD-ĐT tỉnh năm 2010 và nhìn lại “bức tranh cũ” năm 1991 sau thời kỳ tái lập tỉnh mới thấy được bước phát triển vượt bậc của sự nghiệp “trồng người” ở Hoà Bình hôm nay. Đó là sự khởi sắc đáng ghi nhận, với những nỗ lực, cố gắng của toàn đảng, toàn dân và Ngành GD-ĐT, vươn lên trong thế khó của tỉnh miền núi còn bộn bề khó khăn…
Cả trường học, sinh viên lẫn xã hội đều chưa kịp thay đổi tư duy từ hệ niên chế sang tín chỉ (TC) dù đào tạo theo hệ thống TC đã có mặt ở Việt Nam hơn 15 năm.
"Riêng đối với khối giáo dục CĐ, ĐH, thì ngoài lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, dịch vụ giáo dục cần phải tham gia cơ chế thị trường và trở thành hàng hóa...", TS, Nhà giáo ưu tú Đặng Huỳnh Mai viết.
Bộ Giáo dục-Đào tạo vừa ban hành chương trình tiếng Anh tiểu học, với tổng thời lượng 420 tiết, từ lớp 3 đến lớp 5 (lớp 3: 140 tiết; lớp 4: 140 tiết; lớp 5: 140 tiết). Nguyên tắc cơ bản của chương trình là đảm bảo hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh thông qua luyện tập để hình thành các kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là hai kỹ năng nghe nói
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, tuyển bổ sung 400 người đi học tiến sĩ và 50 người đi thực tập tại nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước năm 2010
(HBĐT) - Khuôn viên rộng rãi, xanh - sạch - đẹp, phương tiện và thiết bị giáo dục đảm bảo là những cảm nhận của chúng tôi khi đến trường Tiểu học Sông Đà, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình).