Giáo viên các trường THPT đã dành nhiều tâm huyết, công sức cùng các em lớp 12 ôn luyện tốt, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
Ảnh 1 giờ học của các em học sinh lớp 12 trường THPT Mường Bi(Tân Lạc).

Giáo viên các trường THPT đã dành nhiều tâm huyết, công sức cùng các em lớp 12 ôn luyện tốt, chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Ảnh 1 giờ học của các em học sinh lớp 12 trường THPT Mường Bi(Tân Lạc).

(HBĐT) - Chiều 26/5, tại Sở GD&ĐT, Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2011 đã tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá lại toàn bộ công tác chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì hội nghị. Hội nghị đã rà soát lại tất cả các khâu trong công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ diễn ra trong các ngày 2,3,4/tháng 6 năm 2011.

 

Thời gian qua, ngành GD&ĐT, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo đã quán triệt sâu sắc tinh thần công văn của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2011; Chỉ thị số 11 ngày 27/4/2011 của UBND tỉnh về việc tổ chức xét công nhận tốt nghiệp, thi tốt nghiệp THPT năm học 2010-2011. Đồng thời, ngành cũng đã tham mưu để UBND ra quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo và kiểm tra thi tốt nghiệp tỉnh. Từ định hướng của UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT, ngành GD&ĐT tỉnh đã chủ động triển khai công việc theo đúng lịch trình, kế hoạch. Sở GD&ĐT tỉnh đã tổ chức 2 hội nghị tập huấn, hướng dẫn cho các trường THPT, các TTGDTX trong toàn tỉnh; xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp với các cấp, ngành thành viên chuẩn bị các phần công việc nhằm bảo đảm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất trường lớp, trật tự an toàn xã hội, điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc, y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm… Ngành cũng đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền thu hút sự tham gia, vào cuộc của các cấp uỷ, chính quyền và toàn dân. Toàn tỉnh đang hướng tới mục đích: tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, giảm bớt sự phiền hà, tốn kém; bảo đảm kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học của các đơn vị, có tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.

  

Tại hội nghị, các thành viên của Ban chỉ đạo đã được phân công, giao nhiệm vụ cụ thể. Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Đến thời điểm này, sự chuẩn bị cho kỳ thi của tỉnh ta cơ bản hoàn tất. Đồng chí cũng yêu cầu các thành viên trong Ban chỉ đạo chủ động hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; có sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả hơn giữa các cấp, ngành thành viên bảo đảm cho kỳ thi đạt mục tiêu an toàn, nghiêm túc, công bằng; xây dựng các giải pháp và lường tới các tình huống có thể xảy ra trong những ngày diễn ra kỳ thi./.                                                                    

 

* Chiều cùng ngày 26/5, Sở GD&ĐT đã tổ chức họp báo giới thiệu về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2010 – 2011. Tham dự cuộc họp có các đồng chí lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí TƯ và địa phương đóng trên địa bàn.

 

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay toàn tỉnh có 41 cụm thi các trường THPT, TTGDTX với 428 phòng thi và 9.927 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 5.311 thí sinh nữ, 6.876 thí sinh DTTS, 526 thí sinh tự do. Số cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ ở các hội đồng coi thi gồm 1.295 người và có 72 cán bộ thanh tra, 451 nhân viên phục vụ, bảo vệ, y tế, công an; 41 điểm coi thi dự phòng, 320 giáo viên dự phòng làm nhiệm vụ coi thi.

 

 Về cơ bản, kỳ thi tốt nghiệp năm nay được giữ ổn định như năm 2010, tiếp tục tổ chức thi theo cụm trường và chấm chéo các bài thi tự luận của các tỉnh.

 

Tại cuộc họp báo, lãnh đạo Sở GD&ĐT đã thẳng thắn trả lời những vấn đề mà các nhà báo quan tâm như: Việc đảm bảo ANTT cho các hội đồng coi thi an toàn cho cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi và các thí sinh dự thi. Tác động thực hiện cuộc vận động “Hai không” đối với kỳ thi. Tư tưởng, ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ  tại các hội đồng coi thi…

 

 

                                                                  Văn Tưởng – Hoàng Nga

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trường Mần non Hoa Hồng (xã Thống Nhất- TPHB) luôn đảm bảo duy trì hoạt động 100% trẻ 5 tuổi trên địa bàn ra lớp.
Thí sinh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010
Không có hình ảnh

Việc ai nấy làm, thí sinh lãnh đủ

Thêm ba thí sinh đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối ngành công an, quân đội năm 2011 vừa nhận thông báo “không đủ điều kiện dự thi”. Trong khi đó, các trường ĐH, CĐ hệ dân sự đã kết thúc thời hạn thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi khá lâu (17g ngày 21-4). Điều này đồng nghĩa với việc các bạn phải chờ đến năm sau nếu muốn thi vào ĐH, CĐ. Ba thí sinh này cầu cứu khắp nơi nhưng đã trễ.

Networking và câu chuyện của những lãnh đạo... đi học

Giáo sư John Quelch, Nguyên Phó hiệu trưởng trường Kinh doanh Harvard, được mệnh danh là thầy phù thủy trong marketing khẳng định: “Việc xây dựng một mạng lưới xã hội (networking) đặc biệt quan trọng với thành công của các cá nhân và doanh nghiệp".

Trường THCS Hợp Thịnh: Giữ vững đơn vị dẫn đầu khối THCS huyện.

(HBĐT) - Cô giáo ngô Thị Thảo, Hiệu trưởng trường THCS xã Hợp Thịnh (KỲ Sơn) cho biết: Hiện tại, nhà trường có 24 giáo viên thuộc 2 tổ chuyên môn là tổ tự nhiên và tổ xã hội. Từ nhiều năm nay, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường luôn xác định công tác chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của nhà trường.

Đào tạo phương pháp lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia và lồng ghép của các nguồn lực

(HBĐT) - Ngày 25/5, BQL Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 đã tổ chức lớp đào tạo phương pháp lập kế hoạch phát triển KT-XH có sự tham gia và lồng ghép của các nguồn lực cho 40 cán bộ kế hoạch trong ban phát triển xã thuộc các huyện: Mai Châu, Tân Lạc, Đà Bắc, Yên Thủy và Lạc Sơn.

Trường THPT Hai Bà Trưng (Thạch Thất): Chuẩn quốc gia - Sự khởi đầu mới

Trong những ngày cuối năm học 2010-2011, việc Trường THPT Hai Bà Trưng - Thạch Thất được UBND thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn quốc gia không chỉ đem lại niềm vui cho hơn 2.000 thầy, trò nhà trường, mà còn là tín hiệu đáng mừng trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia của ngành GD-ĐT Hà Nội.

Để học sinh tham gia “soạn” sách giáo khoa

Đã có nhiều ý kiến đề nghị để học sinh tham gia biên soạn sách giáo khoa. Nếu điều này được thực hiện sẽ tạo nên chuyển biến rất tích cực trong khâu làm chương trình học, một khâu quan trọng trong tiến trình cải cách giáo dục sắp tới đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục