35% độc giả trả lời họ không quan tâm tới việc “chạy” trường, “chạy” lớp cho con vào lớp 1 và chuyển cấp, trong khi đó có tới 62% độc giả đã thừa nhận gia đình họ đã tham gia vào việc “chạy” trường, lớp cho con.

 
Đây cũng là kết quả thăm dò của độc giả Dân trí từ ngày 12/5 đến ngày 8/6/2011.
 

62% ý kiến thừa nhận đã "chạy" trường, lớp cho con cũng là một con số đáng giật mình với không ít người quan tâm tới các vấn đề giáo dục trong nước

 

Mặc dù phải tới tháng 7 hàng năm mới là thời điểm chính thức để các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, tuy nhiên từ trước đó một cuộc đua ngầm chạy vào lớp 1 cũng như chuyển đầu cấp đã diễn ra. Mức chi cho các suất học lên tới cả nghìn đô, và dù không khẳng định mức giá cụ thể, nhưng “như biết việc” hầu hết các phụ huynh đều phải nới hầu bao để trả cho công đoạn này. Trong một bài báo mà PV Dân trí đã đề cập khi lý giải việc chạy trường, hiệu trưởng của một trường tiểu học ở Hà Nội cho rằng: “Vấn nạn chạy trường là nhu cầu tất yếu của xã hội. Gia đình nào cũng mong muốn con cái được học tập những ngôi trường tốt, giàu thành tích… Chính vì thế nó đã tạo một cơn “sốt” mỗi khi tuyển sinh vào lớp 1. Sai lầm của phụ huynh đó là chỉ quan tâm chọn trường mà quên mất yếu tố để giúp con mình học tốt đó chính là giáo viên”.

 

Lý giải vấn đề này, ở một góc độ khác thì có người cho rằng, “do mật độ phân bố dân cư không đều, thường tập trung ở những khu đô thị mới nên áp lực tuyển sinh đè nặng lên các trường công lập quanh khu vực”, vì thế phát sinh chuyện “chạy” trường.
 
Đừng để những áp lực "chạy" trường, lớp ảnh hưởng đến con trẻ. (Ảnh minh họa)
 

 

Dù lý giải ở góc độ này hay góc độ khác, thì việc “chạy” trường, “chạy” lớp đã khiến một áp lực vô hình với nhiều bậc phụ huynh, và cũng chính việc này đã tạo nên một cuộc đua về “con số” giá cả. Nhận xét từ góc sau câu chuyện này, độc giả Thế Huynh nói thẳng: “Đây là một thực tế diễn ra từ hơn chục năm nay, chỉ có điều giá ngày một tăng theo thời gian mà thôi. Đây đích thị là tham nhũng trong giáo dục, nó góp phần làm hỏng nhân cách con người ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hủy hoại nền giáo dục nước nhà, làm tăng các nguy cơ tệ nạn khác như đấu đá, tranh giành, hối lộ. Tôi nghĩ cơ quan điều tra cần vào cuộc, đưa ra ánh sáng các nhà sư phạm biến chất, mất chất để xử lý trước pháp luật làm gương, lấy lại sự trong sạch trong ngành được coi là cao quý: Trồng người”.

 

Cạnh tranh từ con số điểm, cạnh tranh đến cả chỗ ngồi để học e là đã tác động không nhỏ đối với học sinh đầu cấp, đặc biệt là các em học sinh sắp sửa bước vào lớp 1. Có lẽ từ suy nghĩ rất đơn giản của độc giả Trần Chung - là một giáo viên, ít nhiều sẽ khiến ai đó còn đang nóng lòng muốn chạy cho con phải suy nghĩ: Tôi cũng là một giáo viên, tôi thấy không phải ngành giáo dục tiêu cực mà do chính các phụ huynh tạo nên cơn "sốt" đó. Ngày trước, chúng tôi đi học làm gì có trường chọn như bây giờ mà vẫn học giỏi, vẫn thành đạt. Chẳng qua một số nhà giàu đua nhau, làm cho các gia đình khác phải theo mệt. Thiết nghĩ, trường điểm đâu phải các thầy cô 100% đều như mong muốn của phụ huynh. Mong các phụ huynh tỉnh táo hơn khi chọn trường cho con học”.

 

 

 

                                                                                   Theo DanTri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Các em thiếu nhi học múa tại Nhà văn hóa thiếu nhi tỉnh
Sẽ giảm khoảng 320.000 sinh viên nội thành ra vùng quy hoạch
Không có hình ảnh

70.000 tỉ đồng nâng cấp giáo dục

Tổng kinh phí cho việc đổi mới chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) sau năm 2015 được Bộ GD-ĐT dự tính là 70.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia, số tiền lớn không đáng lo bằng cách thức sử dụng cho hiệu quả.

Bỏ ngỏ kiểm định chất lượng

Mới chỉ có 100/150 trường ĐH, 81/226 trường CĐ hoàn thành tự đánh giá. Nhiều trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục từ năm 2009 nhưng đến nay cũng chưa được cấp chứng nhận

Người thương binh mù và 9 lớp học tình thương

Chiến tranh đã cướp mất của ông đôi mắt quý giá nhưng từ trong trái tim ông, ánh sáng vẫn được thắp lên, sáng chói. Với ông, củng cố kiến thức cho học trò nghèo quê mình là cách tốt nhất để ánh sáng tri thức thêm lan tỏa.

Quy định chưa ổn

Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư liên tịch 29 về thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14-5-2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 – 2011 đến năm học 2014 – 2015.

Học sinh, sinh viên được vay vốn tín dụng tối đa một triệu đồng/tháng

Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định 853/QÐ-TTg, điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên (HS, SV), thay thế Quyết định 2077/QÐ-TTg ngày 15-11-2010.

Mạnh dạn xin phúc khảo

Ngay trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD-ĐT đã ban hành quyết định thành lập các đoàn thanh tra việc chấm thi phúc khảo. Theo quy chế, thí sinh có quyền xin phúc khảo bài thi nếu điểm bài thi thấp hơn điểm trung bình của lớp 12 môn ấy là 1 điểm trở lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục