Đề án “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” do Bộ GD-ĐT xây dựng và đang tiến hành lấy ý kiến các bộ ngành, các nhà khoa học đang gây sự chú ý đặc biệt của dư luận. Dư luận băn khoăn với con số đầu tư 70.000 tỷ đồng và nhất là nội dung đề án thiếu thuyết phục, vẫn cách làm cũ và không thuận, theo kiểu “xây nhà từ nóc”.

 

Hôm qua 13-6, trong một cuộc bàn luận về vấn đề này, trả lời việc vì sao đến thời điểm này vẫn chưa có đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam”, chưa có “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020” mà Bộ GD-ĐT lại chủ trương triển khai đổi mới chương trình, SGK, đó phải chăng là việc làm ngược, TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD-ĐT cho biết, năm 2008 Bộ GD-ĐT đã khởi động việc xây dựng chiến lược giáo dục và đã tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến rộng rãi. Bộ GD-ĐT đang chỉ đạo bộ phận biên soạn tích cực hoàn thiện chiến lược giáo dục để thông qua.

Đánh giá về phản ứng của dư luận đối với đề án này trong thời gian qua, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội cho rằng, vốn đầu tư quá lớn 70.000 tỷ đồng là điều đầu tiên gây “choáng”.

“Thế nhưng trong 70.000 tỷ đó có 65.000 tỷ để dành xây dựng trường sở, đầu tư trang thiết bị trường học, khoảng 300 tỷ để đào tạo giáo viên và 962 tỷ để biên soạn chương trình SGK mới. 962 tỷ đồng để thay toàn bộ chương trình SGK mới là không lớn. Nhưng điều mà dư luận khoăn là đề án đưa ra đã đúng chưa, có gì mới không”, ông Thuyết nói.

Trong khi đó, cũng theo GS Thuyết, đưa ra đề án lúc này là chưa đúng. Vì trước hết, phải có một kế hoạch tổng thể để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam, không phải chỉ giáo dục phổ thông theo Nghị quyết ĐH XI của Đảng. Trên cơ sở chương trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam thì lúc đó mới bàn đến chuyện đổi mới SGK được.

Ngoài ra, đề án này chuẩn bị trên những phác thảo ý tưởng ban đầu, dưới dạng gạch đầu dòng 30 trang chứ chưa có nghiên cứu đầy đủ, chi tiết và cũng không có cái mới so với chương trình SGK hiện nay.

Sau khi lắng nghe phản biện của các nhà khoa học, các chuyên gia về đề án này trong thời gian qua, ông Vũ Đình Chuẩn cho rằng, nên chăng vẫn cứ song song làm cả chiến lược giáo dục và đề án đổi mới SGK nhưng đề án đổi mới SGK phải công bố sau chiến lược và phải chịu sự ước chế của Chiến lược giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.

Ông Chuẩn cũng thông tin, theo kế hoạch của Bộ GD-ĐT, sau khi lấy ý kiến rộng rãi về đề án đổi mới SGK, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ làm việc với tất cả giáo sư và nghe các ý kiến góp ý. Hiện Bộ trưởng đã yêu cầu lập danh sách các nhà quản lý giáo dục với 33 người, ngoài ra lập danh sách các nhà chuyên môn, trong đó có GS Nguyễn Minh Thuyết, GS Hồ Ngọc Đại, GS Văn Như Cương… để góp ý kiến cho đề án này. 

 

                                                                                   Theo SGGP

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục