Không chỉ thiếu giáo viên tại các trường công lập, nhiều trường mầm non tư thục cũng đang “trải thảm” để đón đội ngũ này.

 


Nhiều trường đang thiếu giáo viên trầm trọng. Trong ảnh: Học sinh và giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An, huyện Cần Giờ - TPHCM
Tại hội nghị chuyên đề báo cáo công tác năm học mới tổ chức cuối tuần qua, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết: “Năm học 2011-2012, TPHCM cần tuyển 4.905 giáo viên; trong đó, bậc mầm non cần tuyển 955 giáo viên, tiểu học 2.362, THCS 1.043 và THPT 456 giáo viên”.

Không chỉ thiếu giáo viên tại các trường công lập, trước thềm năm học mới, nhiều trường mầm non tư thục cũng đang ráo riết tuyển giáo viên.

Mời giáo viên nghỉ hưu tiếp tục giảng dạy

Năm học vừa qua, ngành GD-ĐT TPHCM phải sử dụng hơn 1.500 bảo mẫu thay thế giáo viên trong các cơ sở mầm non ngoài công lập. Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là đến ngày tựu trường của bậc học mầm non nhưng nhiều trường vẫn đang lo lắng vì tuyển không được giáo viên. Trường Mầm non Thiên Thần Nhỏ (quận 7) đang thông báo tuyển 3 giáo viên với mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng. Trường Mầm non tư thục Khai Minh (quận 11) cũng thông báo tuyển 2 giáo viên với đầy đủ lương, thưởng và các chế độ ăn sáng, trưa. Trường Mầm non Mây Trắng (quận Tân Phú) cần tuyển 10 giáo viên và bảo mẫu…

Bà Chung Thị Bích Phượng, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, cho biết: “Qua nhiều đợt rà soát, tuyển dụng, tính đến thời điểm này, các trường công lập ở quận Tân Phú đang thiếu 7 giáo viên. Nguyên nhân do năm học vừa qua có tới 27 giáo viên xin chuyển công tác. Đó là chưa tính đến số giáo viên các trường tư thục luôn biến động trong dịp hè”.

Ông Trần Trung Hiếu, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 12, lo lắng: “Hiện quận đang thiếu 7 giáo viên ở bậc tiểu học trong khi năm nay, riêng bậc học này đã tăng hơn 2.000 học sinh”. Ông Trần Hữu Vĩnh, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Bình Tân, cho biết dù có đỡ hơn các năm nhưng giáo viên tại quận này vẫn thiếu nhiều, đặc biệt là bậc tiểu học. “Toàn quận có hơn 12.000 trẻ trong độ tuổi mẫu giáo, trong khi các trường công lập tại quận chỉ có thể nhận 4.000 trẻ, còn lại 8.000 trẻ sẽ vào các trường tư thục hoặc nhóm lớp. Riêng số trẻ vào lớp 1 năm nay tăng 3.400 so với năm trước, tương đương tăng thêm 100 lớp 1. Chưa kể những trẻ diện KT4 (tạm trú từ ngày 1-8 đến nay) còn hơn 400 em. Tính cả ba cấp học thì năm nay, quận tăng thêm 5.800 em. Hiện quận vẫn còn thiếu tới 394 giáo viên” – ông Vĩnh phân tích. Trong khi chờ kết quả từ các đợt tuyển dụng, ngành giáo dục quận Bình Tân vẫn phải áp dụng các giải pháp như mọi năm là mời giáo viên đến tuổi nghỉ hưu tại các trường tiếp tục giảng dạy và mời giáo viên đã nghỉ hưu đang cư trú tại địa bàn quận tham gia dạy học...

Bảo mẫu, nhân viên y tế cũng thiếu

Đội ngũ bảo mẫu, nhân viên y tế tại các trường học cũng đang thiếu trầm trọng. Ông Tạ Tân, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tân Phú, cho biết nhân sự bảo mẫu đều do các trường tự hợp đồng bên ngoài, phòng GD-ĐT có trách nhiệm kiểm tra trình độ cũng như mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ này. Tuy nhiên, một cán bộ ngành GD-ĐT thừa nhận: “Cũng do các trường phải tự hợp đồng nên trường nào có điều kiện hoặc xin được kinh phí từ phụ huynh thì tuyển, còn trường nào khó khăn thì thôi. Tuyển được giáo viên đã chật vật, việc tuyển bảo mẫu còn khó khăn gấp bội”.

Theo ông Tân, lương thấp cùng môi trường làm việc hạn chế khả năng thăng tiến khiến nhân viên y tế có trình độ không chịu về làm trong các trường học. Riêng quận Tân Phú, chỉ một vài trường có cán bộ y tế chuyên trách, còn hầu hết đều kiêm nhiệm. Ngành GD-ĐT chỉ có thể giải quyết được bằng cách cho  giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về những kiến thức y tế cơ bản và cách phòng chống dịch bệnh.

Ngoài áp lực về thiếu giáo viên, bảo mẫu, không ít trường mầm non, tiểu học tại TPHCM đang phải gồng gánh những lớp học quá tải và sự xuống cấp của nhiều trường học. Bà Chung Thị Bích Phượng băn khoăn: “Trường Mầm non Bông Sen (quận Tân Phú) đang xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn chưa được xây dựng. 500 trẻ tại trường đang phải ra vào những căn phòng ẩm thấp, lụp xụp, tường gỗ mục nát”.

Theo ông Trần Trung Hiếu, dù dự án xây trường đã có từ nhiều năm nhưng do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên học sinh Trường THCS Nguyễn Ảnh Thủ, quận 12 vẫn đang phải học trong những phòng không bảo đảm về an toàn và điều kiện học tập”.

Gần 1 triệu học sinh ở TPHCM vào năm học mới

Ngày 15-8, gần 1 triệu học sinh từ tiểu học đến THPT tại TPHCM tựu trường, bắt đầu năm học 2011-2012.

Theo Giám đốc Sở GD- ĐT TPHCM, ông Lê Hồng Sơn, năm học 2011-2012, TPHCM đưa vào sử dụng 1.095 phòng học mới; tổng kinh phí sửa chữa, nâng cấp và mua sắm trang thiết bị trong hè là 853 tỉ đồng. Tuy nhiên, do dân số TPHCM tăng khá nhanh, trong đó phần lớn là dân nhập cư, khiến việc xây dựng thêm trường, lớp dù khá nhiều nhưng vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, giảm sĩ số học sinh/lớp.

Về tình hình tuyển dụng giáo viên, ở bậc THPT, nhờ có nguồn cung dồi dào nên tuyển đủ số lượng. Ngược lại, ở bậc tiểu học và mầm non, nhiều quận vẫn chưa tuyển đủ giáo viên. Vì vậy, theo ông Sơn, TPHCM sẽ tuyển giáo viên liên tục, đồng thời tuyển cả giáo viên có KT3 vào giảng dạy. Một số trường còn thỉnh giảng giáo viên đã về hưu.

Cuối tháng 7 vừa qua, Sở GD-ĐT đã có văn bản quy định các khoản thu năm học 2011-2012, theo đó, học phí không tăng so với năm học trước.

 

                                      Theo NguoiLaoDong

 

Các tin khác

Đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường tiểu học Cao Răm (Lương Sơn) đã vươn lên đạt kết quả cao trong các phong trào thi đua. Trường có giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và học sinh giỏi cấp tỉnh.
Không có hình ảnh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa.
Không có hình ảnh

Tọa đàm “Thủ khoa với biển, đảo Tổ quốc”

Sáng 14-8, tại trụ sở Quân chủng Hải quân Việt Nam (Hải Phòng), Cục Chính trị Hải quân và Thành Đoàn Hà Nội đã tổ chức Tọa đàm "Thủ khoa với biển, đảo Tổ quốc".

Thực trạng trẻ em lao động sớm ở Phú Thành

(HBĐT) - Khi chúng tôi về thăm em Đinh Công Minh là lúc em đang làm việc tại xóm Sỏi, xã Phú Thành (Lạc Thủy). Sinh ra trong một gia đình đông anh chị em, tuy là con út nhưng vì kinh tế khó khăn nên Minh vẫn phải làm việc phụ giúp gia đình.

Bí quyết” trúng tuyển NV2

Nếu chưa đậu ĐH, thí sinh (TS) vẫn còn những cơ hội khác ở nguyện vọng (NV) 2, 3. Tuy nhiên, trong cuộc đua này, thí sinh cần có những thủ thuật nhất định mới có thể thành công.

Lộ trình hợp lý cho tuyển sinh đại học

Khi Thứ trưởng Bùi Văn Ga nêu quan điểm “nên thi ĐH bằng nhiều môn chứ không nên quy định cứng nhắc khối thi và môn thi bắt buộc cho từng khối như hiện nay”, mọi người đều hiểu rằng lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã thừa nhận sự bất cập của kỳ thi tuyển sinh ĐH hiện hành theo “bốn khối - ba chung”.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga:Bộ không giao chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách cho các trường ĐH, CĐ

Trao đổi với báo chí ngày 12/8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: “Năm 2011, Bộ không giao chỉ tiêu đào tạo ngoài ngân sách cho bất cứ trường ĐH, CĐ nào”.

Trường THPT 19-5: Hành trình phấn đấu để trở thành trường chuẩn Quốc gia

(HBĐT) - Tiền thân là trường Thanh niên lao động vừa học, vừa làm 19/5, có bề dày hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trường THPT 19-5 (Kim Bôi) đã và đang nỗ lực phấn đấu để trở thành là trường chuẩn quốc gia trong tương lai gần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục