Tân sinh viên ĐH Ngoại thương bắt đầu nhập học.

Tân sinh viên ĐH Ngoại thương bắt đầu nhập học.

Các trường tuyển nguyện vọng 2 vẫn đang chờ thí sinh. Trong khi có một lượng lớn thí sinh đạt điểm cao đứng ngoài cổng trường đại học.

 

Đại học Thái Nguyên còn 4.000 đến 5.000 chỉ tiêu để gọi thí sinh vào học theo nguyện vọng 2 (NV2). Ông Đặng Kim Vui, Giám đốc ĐHTN cho biết: các ngành như kỹ thuật công nghiệp, cơ khí điện; công nghệ viễn thông sẽ nhận đơn xét tuyển từ điểm sàn trở lên (khối A) và thí sinh sẽ có cơ hội đỗ cao; các ngành nông-lâm-ngư đã được áp dụng Điều 33 của quy chế tuyển sinh tuy nhiên, có những ngành đã áp dụng vẫn chưa tuyển đủ như: cây trồng, nông học, hoa viên cây cảnh, công nghệ thực phẩm công nghệ sau thu hoạch, chăn nuôi thú y, thú y, quản lý tài nguyên rừng, nông lâm kết hợp.

Ông Vui nhấn mạnh: thí sinh có điểm sàn trở lên là có cơ hội đỗ các ngành này. Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ HN còn 800 chỉ tiêu và điểm nhận hồ sơ NV2 chỉ từ điểm sàn và thí sinh có thể học những ngành như: xây dựng, điện, điện tử, kiến trúc… Viện ĐH Mở HN còn 600 chỗ tuyển cho các thí sinh thi khối A vào 3 ngành: tin, điện tử, luật (mỗi ngành là 200) từ điểm sàn (13,0 điểm).

Ngoài ra, trường này còn tuyển 50 chỉ tiêu ngành công nghệ sinh học khối B với điểm xét tuyển từ điểm sàn (15,0 điểm). ĐHDL Phương Đông tuyển gần 2.000 chỉ tiêu kể cả hệ CĐ (sau 2 ngày trường này đã nhận được 400 đơn đăng ký dự xét tuyển). ĐH Lâm nghiệp Xuân Mai nhận từ điểm sàn trở lên với số 800-900 chỉ tiêu NV2. ĐH quốc tế Bắc Hà tuyển 480 (300 ĐH; 180 chỉ tiêu CĐ liên thông lên ĐH) với điểm tuyển từ sàn.

20-24 điểm vẫn chấp nhận thi lại

Tuy nhiên, nghịch lý ở chỗ còn có khá nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn đứng ngoài cổng trường ĐH. Chẳng hạn, tại Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, có khoảng 1.000 SV đạt từ 20 đến 24 điểm trượt NV1. Số thí sinh này sẽ đi đâu? Trả lời câu hỏi này, một cán bộ nhà trường nói: “Nhiều thí sinh cho biết sẽ chấp nhận học hệ cao đẳng của chính Trường ĐH Ngoại thương để được liên thông lên ĐH; một số khác có điều kiện thì đi du học hoặc học hệ liên kết. Cũng có những thí sinh cho biết sẽ đi học theo NV2 nhưng rồi cũng sẽ… thi lại”.

Một quan chức của Bộ GD&ĐT cho biết: Bộ GD&ĐT đã tổng hợp xong số liệu của tất cả các trường có tuyển NV2 trên cả nước. Thí sinh cần căn cứ vào toàn cảnh NV2 trên cả nước, cân nhắc kỹ trước khi nộp hồ sơ xét tuyển NV2.

Các trường ĐH có trách nhiệm cập nhật các thông tin về việc xét tuyển NV2 và đưa lên trang web của trường. Thời hạn tuyển NV2 còn rất dài (25- 8 đến 15-9), thí sinh không nên vội vàng dù được rút hồ sơ nhưng nếu nộp vào lấy ra nhiều lần sẽ mất thời gian.

Theo ông Đỗ Thanh Duy, chuyên viên Vụ Giáo dục đại học- Bộ GD&ĐT, thí sinh nên dựa vào các thông số, tên ngành, chỉ tiêu, khối thi, điểm xét tuyển để cân nhắc và theo dõi thường xuyên thông tin trên mạng của các trường.

(Điều 33 nhằm tạo điều kiện cho các trường ĐH vùng và ĐH đóng trên địa bàn khó khăn tuyển đủ chỉ tiêu để phục vụ việc đào tạo nguồn nhân lực địa phương. Theo đó quy định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng ưu tiên là 1 điểm, giữa hai khu vực kế tiếp là 0,5 điểm).


                                                                 Theo TienPhong

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các giáo viên trẻ trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ thường xuyên  gặp gỡ, trao đổi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Không có hình ảnh

Xét tuyển NV2: Không giới hạn số lần rút hồ sơ

Ngày 25-8, các trường ĐH, CĐ bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) nguyện vọng (NV) 2. Xét tuyển NV2 năm nay có gì khác so với những kỳ tuyển sinh trước, thí sinh được phép rút lại hồ sơ bao nhiêu lần, chọn trường/ngành ĐKXT như thế nào để có cơ hội trúng tuyển cao?

Khổ vì bảng điểm… có chữ

Với hình thức đào tạo bằng tín chỉ, bảng điểm của sinh viên sẽ được biểu hiện bằng các chữ cái (A, B, C, D) để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chính bảng điểm có chữ này đã gây không ít phiền toái cho các sinh viên khi ra trường xin việc làm.

Đầu năm, giáo viên lớp 1 “bạc mặt” theo học trò

Khi nhận nhiệm vụ chủ nhiệm lớp 1, thầy cô nào cũng phải chuẩn bị tinh thần “sắt”. Các em đang trong giai đoạn chuyển “từ chơi sang học”, giáo viên thường xuyên phải đối mặt với không ít tình huống không hề có trong giáo án.

Học tại Việt Nam, làm việc ở nước ngoài

Trước đây người ta thường nghĩ chỉ sinh viên Việt Nam du học tại nước ngoài mới có nhiều cơ hội cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế. Hiện nay, không ít sinh viên Việt Nam được đào tạo hoàn toàn trong nước đã có thể đi khắp thế giới làm việc như một công dân toàn cầu.

Thế hệ học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tiếp nối truyền thống, vững bước đi lên

(HBĐT) - Trong số những học sinh tiêu biểu trường THPT Hoàng Văn Thụ, có một cô bé đã để lại ấn tượng về cái tên rất đẹp. Đó là Trần Phương Thảo - lớp 12 chuyên toán. Năm 2009, Phương Thảo thi đỗ vào chuyên toán của trường với số điểm khá cao. Từ đó, Phương Thảo luôn ý thức học tập, tìm hiểu nhiều sách vở, cách làm bài hay, giải toán nhanh để trau dồi kiến thức.

Xã vùng cao Độc Lập chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho năm học mới

(HBĐT) - Là một xã vùng cao khó khăn nhất của huyện Kỳ Sơn nhưng trong những năm qua, công tác GD&ĐT luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân xã Độc Lập đặc biệt quan tâm. Năm học 2011 - 2012 đã cận kề, thầy và trò các trường tại xã cũng đang náo nức chuẩn bị cho năm học mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục