TPHB tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi năm học 2010-2011.
(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có 21 trường mầm non (2 trường tư thục) cùng 2 điểm trường, 18 trường tiểu học, 17 trường THCS. Trong 5 năm qua, ngành GD&ĐT đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường cũng như hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Bùi Thị Chung cho biết: Trước hết, Phòng chú trọng bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD thông qua việc tạo điều kiện cho CB, GV học nâng chuẩn; tổ chức các hội thảo, chuyên đề giúp GV nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tháo gỡ khó khăn trong chuyên môn; đổi mới hoạt động các tổ chuyên môn nhằm phát huy sức mạnh của tập thể. Đến nay, trong tổng số 1.361 CB, GV, 100% đồng chí đạt chuẩn, số vượt chuẩn ngày càng tăng, ở cấp học mầm non là 33,9%, tiểu học 76,5%, THCS 54,1%. Trong 5 năm đã có 2.068 GV dạy giỏi cấp thành phố, 384 GV dạy giỏi cấp tỉnh. Bên cạnh đó, Phòng đã chỉ đạo các đơn vị, trường học đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. Tăng cường rèn kỹ năng sống cho HS, giúp các em chủ động, tích cực trong học tập. Đồng thời, huy động tối đa HS trong độ tuổi đến trường, trong đó, HS 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Thành phố là đơn vị đầu tiên của tỉnh và của toàn quốc được công nhận đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thời điểm tháng 7/2011. 100% xã, phường cũng duy trì và đạt tiêu chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS. Công tác phối hợp giữa 3 môi trường giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Hội khuyến học, các phòng, ban, tổ chức, đoàn thể, DN đóng trên địa bàn đã quan tâm, hỗ trợ; các gia đình cũng đã chăm lo nhiều hơn đến việc học tập của con em mình. Vấn đề xây dựng cơ sở vật chất được quan tâm với việc đầu tư trên 40 tỉ đồng xây mới trên 100 phòng học, cải tạo, nâng cấp nhà hiệu bộ, các hạng mục phụ trợ và đã có thêm 13 trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện, toàn thành phố có 519 phòng học (435 phòng kiên cố), 20 trường tiểu học và THCS có phòng học bộ môn, 17 trường có phòng máy tính, 25 trường đạt chuẩn quốc gia...
Nhờ đó, sự nghiệp GD&ĐT thành phố không ngừng lớn mạnh, chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng cao. 100% trường tiểu học, THCS có HS giỏi các cấp, không có sự chệnh lệch lớn giữa trường vùng thuận lợi và khó khăn. Năm học 2010-2011, chỉ còn từ 3 - 7,7% các cháu mầm non, mẫu giáo suy dinh dưỡng, giảm nhiều so với đầu năm; 100% HS lớp 9 tốt nghiệp THCS. Thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng và chất lượng HS giỏi. Từ năm 2006 - 2011 có 731 HS giỏi cấp thành phố, 1.883 HS giỏi cấp tỉnh. Từ những kết quả đạt được, trong 5 năm đã có 5 tập thể, 2 cá nhân được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 3 đơn vị được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất và hạng ba.
Cẩm Lệ
Công viên địa chất cao nguyên đá Ðồng Văn đã được UNESCO công nhận là thành viên của mạng lưới công viên địa chất toàn cầu. Vấn đề đặt ra là tỉnh Hà Giang phải làm gì và làm như thế nào nhằm khai thác và bảo tồn giá trị tiềm năng của cao nguyên đá Ðồng Văn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cũng như bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái nơi đây.
Sau khi hết thời hạn thí sinh (TS) được rút hồ sơ đăng ký xét tuyển NV2 (ngày 10-9) vào các trường ĐH, CĐ, nhiều trường cho biết lượng hồ sơ rút ra không lớn. Trường ĐH Mỏ - Địa chất đã thống kê được 2.079 hồ sơ nộp vào, có 54 TS rút hồ sơ tính đến ngày 9-9.
Sau gần 2 tháng nghỉ hè, sinh viên (SV) các trường đại học (ĐH) lại quay trở lại với giảng đường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui bước vào năm học mới là bộn bề nỗi lo cơm áo gạo tiền của những SV sống xa nhà.
Thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 nhập học không như dự tính đã khiến nhiều trường phải tăng chỉ tiêu nguyện vọng 2 khi thời hạn xét tuyển đã gần đến hồi kết
(HBĐT) - Tháng 9/1945, khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, cả nước có 95% dân số bị mù chữ. Trước tình hình đó, ngày 3/9/1945, chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã đề ra 6 việc cấp bách phải giải quyết, trong đó có việc chống nạn mù chữ.
Năm học mới bắt đầu được ba tuần nhưng nhiều nơi vẫn chưa nhận được tài liệu chính thức hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình - sách giáo khoa (gọi tắt là tài liệu giảm tải) của Bộ GD-ĐT. Có nơi đã nhận được nhưng vẫn phải chờ... phương án thống nhất.