(HBĐT) - Sở GD&ĐT vừa phối hợp với trường TH KT-KT Hòa Bình tổ chức hội nghị đổi mới công tác đào tạo và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2011.

 

Mấy năm học qua, trường trung học KT-KT Hòa Bình đã  phối hợp với trung tâm học tập cộng đồng các huyện, thành phố  triển khai mô hình liên kết đào tạo các chuyên ngành: lâm sinh, trồng trọt, chăn nuôi, thú y, bảo vệ thực vật, quản lý kinh tế, kế toán Học sinh tham gia các lớp học được học tập, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội..., được hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi của Nhà nước như học sinh chính quy được đào tạo tại trường. Mô hình đào tạo này giúp cho nhiều học sinh vùng khó khăn, thuộc diện hộ nghèo được đi học, tiết kiệm được khoản chi phí đi học cho gia đình.

 

Mô hình liên kết đào tạo tại địa phương đang mang lại hiệu ứng tích cực đối với học sinh vùng nông thôn trong việc tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 45%. Thực hiện định hướng của Bộ GD&ĐT phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Đồng thời, tăng cường sự hợp tác giữa trường TCCN với các trung tâm GDTX trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong tỉnh.

 

                                                                                     

                                                        Minh Hoa

                                  (Trường trung học KT-KT Hòa Bình)

 

Các tin khác

Giờ xem phim của HS nội trú Trường THPT Nhân Văn (quận Tân Phú, TP.HCM). Tân Phú là quận tập trung nhiều trường phổ thông dân lập, tư thục nhất tại TP.HCM - Ảnh: Như Hùng
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phút sinh hoạt truyền thống của học sinh trường tiểu học Cố Nghĩa (Lạc Thủy).

Đình chỉ hoạt động đào tạo trường cao đẳng không tuyển sinh sau 3 năm thành lập

Đây là điểm mới được nêu tại Thông tư 43/2011/TT- BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 14/2009/TT-BGDĐT về Điều lệ trường cao đẳng.

Oằn vai đi học: “Phổ cập” học thêm

Đã hết cái thời học thêm là tự nguyện. Từ chỗ đáp ứng nhu cầu chính đáng, việc dạy thêm, học thêm đang ngày càng tràn lan và biến tướng lạ lùng...

Có thể bỏ thi 3 chung

Các trường ĐH tại TP.HCM đã góp ý cho dự thảo Chiến lược Phát triển giáo dục 2011-2020. Trong đó, đổi mới thi cử và quản lý, phân tầng các trường ĐH là vấn đề “nóng”.

Loạn trường đại học: Chỉ tiêu dân trí hay nhu cầu nhân lực?

Việt Nam hiện nay có bao nhiêu trường đại học? Không mấy ai trả lời được chính xác, có thể là 450 hay 470, và con số này luôn bị thay đổi vì một tháng có thêm hai trường ĐH mới, một năm có thêm ít nhất là 17-20 trường. Con số này cũng không chính xác nốt.

Nguy cơ mất trường trung cấp nghề

Năm nay, thêm nhiều trường ĐH, CĐ xin giấy phép đào tạo cả bậc CĐ - trung cấp (TC) nghề khiến các trường CĐ - trung cấp nghề vốn đã khó khăn trong tuyển sinh lại càng vất vả hơn.

Bắt đầu phân hóa sâu sắc về "đẳng cấp" trường dân lập

Mùa tuyển sinh khối phổ thông năm nay tại TPHCM xuất hiện tình trạng một số trường dân lập không tuyển được học trò. Có cơ sở thậm chí phải đóng cửa một số khối lớp dù địa thế nằm ngay trong trung tâm thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục