Phút sinh hoạt truyền thống của học sinh trường tiểu học Cố Nghĩa (Lạc Thủy).
(HBĐT) - Năm học 2011-2012, trường tiểu học xã cố Nghĩa (Lạc Thủy) có 15 khối lớp với 280 học sinh, trong đó có 63 học sinh lớp 1. Tháng 7 vừa qua, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Đó là niềm vui, động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học.
Cô Hoàng Thị Nguyệt, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nhờ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, Phòng GD-ĐT huyện, sự cố gắng của ban giám hiệu, tập thể sư phạm và học sinh, chất lượng giáo dục của trường được ổn định, có nhiều khởi sắc. Số lớp, số học sinh được duy trì, việc đánh giá chất lượng có sự thay đổi theo hướng khắc phục bệnh thành tích, số giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước.
Đến nay, nhà trường đã được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang, phòng học kiên cố, xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp. Do một số xóm xa trung tâm, điều kiện đi lại khó khăn bị ngăn cách bởi dòng sông, ngoài khu chính, trường còn có chi lẻ tại xóm Bến Nghĩa từ lớp 1 - lớp 5, tạo thuận lợi cho học sinh của 5 thôn với hơn 60 em đến trường. Với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm với sự nghiệp trồng người, đội ngũ giáo viên nhà trường luôn đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu thực hiện tốt CVĐ “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” để học sinh noi theo. Năm học vừa qua, nhà trường đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác dạy và học. Tham dự kỳ thi học sinh giỏi các cấp, trường có 13 em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 1 giải nhất, 4 giải nhì. Kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện có 29 em đoạt giải với 3 giải nhất, 7 giải nhì. Toàn trường có 116 em đạt học sinh giỏi, 101 học sinh tiên tiến, tỷ lệ lên lớp đạt 99,6%, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Đội ngũ giáo viên có 1 đồng chí đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, 9 giáo viên giỏi cấp huyện, 2 thầy, cô giáo đạt chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Tập thể tổ 1 – 2 - 3 và tổ 4-5 đạt tập thể tiên tiến, nhà trường được công nhận tập thể lao động xuất sắc, trường học văn hóa, chi bộ Đảng đạt TS-VM tiêu biểu.
Năm học 2011-2012 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết số 05 ngày 14/2/2011 của Huyện ủy Lạc Thủy về công tác GD&ĐT đến năm 2015 trên địa bàn huyện, năm học triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, tiếp tục thực hiện các CVĐ, phong trào thi đua trong ngành, do đó, nâng cao chất lượng giáo dục là yếu tố được nhà trường quan tâm chú trọng. Từ tháng 8, nhà trường đã tổ chức hội nghị cam kết thi đua, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, các CVĐ và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, 100% cán bộ, giáo viên, hội cha mẹ học sinh đã viết cam kết, thể hiện quyết tâm trong năm học mới. Cô Hoàng Thị Nguyệt, hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, trong năm học này nhà trường tiếp tục thực hiện đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy. Duy trì, giữ vững công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện quyết liệt các CVĐ và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đặc biệt, tiếp tục xã hội hóa giáo dục, củng cố, tăng cường cơ sở vật chất tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào những năm học sau.
Thầy và trò trường tiểu học Cố Nghĩa phấn đấu không ngừng đạt được kết quả cao hơn trong công tác dạy và học, đảm bảo môi trường sư phạm lành mạnh, xây dựng trường ra trường, lớp ra lớp, góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển mạnh mẽ.
Năm nay, thêm nhiều trường ĐH, CĐ xin giấy phép đào tạo cả bậc CĐ - trung cấp (TC) nghề khiến các trường CĐ - trung cấp nghề vốn đã khó khăn trong tuyển sinh lại càng vất vả hơn.
Mùa tuyển sinh khối phổ thông năm nay tại TPHCM xuất hiện tình trạng một số trường dân lập không tuyển được học trò. Có cơ sở thậm chí phải đóng cửa một số khối lớp dù địa thế nằm ngay trong trung tâm thành phố.
Thủ khoa Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng Lê Văn Lâm vừa được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cấp học bổng toàn phần trị giá gần 50.000 USD du học tại CHLB Nga.
“Kiểm định chất lượng đào tạo là hoạt động nhằm mục đích bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, do vậy phải trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học”.
Hầu hết các trường ngoài công lập (NCL) đều phải thông báo xét tuyển NV3 với chỉ tiêu rất lớn. Bên cạnh đó, số trường công lập tham gia tuyển NV3 cũng không hề ít, khiến “cuộc đua” tìm thí sinh hết sức mệt mỏi.
Chủ trương giảm tải là tín hiệu vui với hi vọng giúp học sinh (HS) bớt căng thẳng. Nhưng trên thực tế, HS vẫn phải “cày” hàng đống bài tập và bài “thuộc lòng”, phải nhồi nhét đủ thứ kiến thức mới mong đủ sức đi thi.