(HBĐT) - Sau chiến công diệt xà tinh cứu công chúa, tiếng tăm Thạch Sanh nổi như cồn. Nhờ thế mà sau tuần trăng mật, vợ chồng Thạch Sanh còn được đi thăm thú, thưởng ngoạn khắp nơi. Đi đến đâu ai cũng ngưỡng mộ bởi chàng có thân hình săn chắc, cuồn cuộn cùng với tài bắn cung, phi lao; giờ lại biết ăn chơi sành điệu nên cũng không ít người ghen tỵ. Để phò mã suốt ngày ăn chơi, vua cha cũng ngại với quần thần, nghĩ nát óc rồi cuối cùng quyết định bổ nhiệm Thạch Sanh làm Hiệu trưởng trường THCS ở xã vùng 135 đúng nơi chôn nhau, cắt rốn của chàng tiều phu ngày nào, những mong chức quản lý nho nhỏ giúp chàng rể rạng danh với dòng họ.

 

Vốn chỉ quen với cung, rìu, dao, kiếm lại có thời gian ăn chơi quá lâu, giờ phải quản lý hơn hai chục giáo viên, gần 100 học sinh với chương trình ngày càng đổi mới, khiến Thạch hiệu trưởng lúng túng. Hôm ấy, tân Hiệu trưởng đang bù đầu với đống hồ sơ, giáo án, công văn, tài liệu thì ông anh họ lù lù bước vào, giọng oang oang: “Trông chú quần đen, áo trắng, bút cài túi ngực cũng oách ra phết nhỉ. Thế nào công việc ổn chứ? Bây giờ chú là quan to nhất họ rồi đấy!”. Nghe giọng cợt nhả của Lý Thông, Thạch hiệu trưởng tỏ ra cảnh giác: “Chuyên môn thì em biết gì đâu, lại chưa làm quản lý bao giờ nhưng cũng phải cố, nhỡ xảy ra chuyện gì Nhạc phụ phật ý thì chết dở...”. Thạch hiệu trưởng chưa dứt lời thì ông anh họ đã cắt ngang: “Hôm nay, anh đến thăm và mừng cho chú thôi, cũng không định tham gia góp ý gì đâu nhưng thấy chú chân ướt, chân ráo nên khuyên chú vài điều, nghe hay không tùy chú”.

 

Không hiểu họ nói với nhau những gì nhưng từ hôm ấy phương pháp làm việc của Thạch hiệu trưởng khác hẳn. Công tác chuyên môn giao hết cho phó hiệu trưởng và các tổ trưởng bộ môn, Thạch hiệu trưởng chỉ lo quản lý nhân sự và đi sâu vào lĩnh vực xã hội hóa giáo dục.

 

Là xã đặc biệt khó khăn, vùng rừng xanh, núi đỏ còn tới 50% hộ nghèo và trường của Thạch hiệu trưởng cũng có tới quá nửa học sinh nghèo. Vậy mà thừa lệnh hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm ra sức hô hào học sinh nộp các khoản thu, gọi là để nâng cao ý thức giữ gìn sách giáo khoa, mỗi em phải nộp 3.000 đồng/quyển, tính sơ sơ một bộ từ lớp 6 đến lớp 9, mỗi em cũng nộp ngót nghét 100.000 đồng. Trong khi đó, vùng khó khăn khoản này Nhà nước miễn thu. Các em học sinh mới vào lớp 6, theo quy định của phòng chỉ thu mỗi em 5.000 đồng để làm hồ sơ nhưng Thạch hiệu trưởng lại quyết định thu 20.000 đồng. Số tiền chênh lệch được giải thích là để làm quỹ dự phòng. Hàng năm, học sinh nghèo được Nhà nước hỗ trợ cũng bị Thạch hiệu trưởng “cắt” 10% với lý do để làm quỹ khen thưởng. Thông qua “Nghị quyết” giữa nhà trường và hội phụ huynh, các em học sinh hết nộp tiền lắp quạt “cho mát”, lắp thêm bóng điện “cho đảm bảo ánh sáng” đến may đồng phục “cho hoành tráng”, rồi thuê lao công “cho trường xanh - sạch - đẹp”... cộng lại mỗi em cũng phải đóng góp gần 400.000 đồng.

 

Trong khi cha mẹ học sinh ai nấy đầu tắt mặt tối, nai lưng ra hái măng, phụ hồ để kiếm tiền nộp cho con đi học thì Thạch hiệu trưởng mặc sức tiêu “tiền chùa”. Các khoản chi được hợp pháp hóa với đủ lý do: tiếp khách huyện, khách tỉnh; sửa chữa bàn ghế, trường lớp; mua sắm trang thiết bị; khen thưởng đột xuất... Sau 1 năm Thạch Sanh làm hiệu trưởng, chất lượng dạy và học ở vùng rừng xanh, núi đỏ càng thêm sa sút và không ngớt những lời kêu ca phàn nàn về “gánh nặng con tới trường”. Khi thanh tra lần tới, ngoài số tiền bị xuất toán, Thạch hiệu trưởng còn bị đề nghị truy tố vì lợi dụng chức quyền tham ô. Nhờ bóng của phụ vương mà Thạch hiệu trưởng chỉ bị xử lý hành chính. Trở về nghề cũ, chàng tiều phu rất ngại tiếp xúc với mọi người vì nếu lỡ mồm nhắc đến ba chữ “xã hội hóa” là người đã từng nổi tiếng với rìu, nỏ, cung, kiếm ngày nào lại lăn ra ngất xỉu.

 

 

                                                                               Phương Huyền

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo Hội Khuyến học tỉnh trao quà cho các thanh-thiếu niên,
 nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả cao trong học tập.
Đội ngũ CB, CC, VC tỉnh ta cơ bản được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc. ảnh: Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kim Bôi xét nghiệm vi trùng lao trên thiết bị hiện đại.
Một buổi trao đổi về tình hình nhà trường giữa cán bộ xã và đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh trường THCS Tân Thành.
Thí sinh khuyết tật dự thi tại Học viện Bưu chính Viễn thông năm 2011.

Dự án Luật Giáo dục đại học hướng đến kiểm soát đầu ra

Chiều 26-10, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo chuyên đề về dự án Giáo dục Đại học (GDĐH).

Trường cao đẳng Nghề Hòa Bình khai giảng năm học 2011-2012

(HBĐT) - Ngày 26/10, trường CĐ nghề Hòa Bình đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2011-2012. Đến dự và chung vui với nhà trường có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, TP Hòa Bình; Tổng Cục dạy nghề, Hội Dạy nghề Việt Nam.

Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy

(HBĐT) - Năm học này, trường tiểu học xã Mỵ Hòa có 21 lớp học với 454 học sinh. Thầy giáo Đinh Duy Hồng, hiệu trưởng nhà trường không giấu nổi niềm vui cho biết: Năm học mới 2011 – 2012, thầy, trò trường tiểu học xã Mỵ Hòa đã được Viện Khoa học kỹ thuật quân sự - Bộ QP tặng 17 máy vi tính để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Các em học sinh sẽ có điều kiện tiếp xúc sớm hơn với công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng học tập.

Chất lượng giáo dục ĐH phải thay đổi tận gốc

Chất lượng giáo dục đại học yếu kém đã được nhiều nhà giáo, nhà khoa học cảnh báo từ nhiều năm nay chứ không phải sau sự kiện Nam Định “chê” sinh viên dân lập mới được đưa ra bàn thảo.

Sẽ có nhiều chính sách ưu tiên về giáo dục cho người khuyết tật

Bộ GD-ĐT vừa công bố Dự thảo Thông tư liên tịch quy định chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật. Theo dự thảo này người khuyết tật được ưu tiên về độ tuổi nhập học; tuyển sinh; miễn, giảm một số môn học; học phí; học bổng…

Rủ nhau học tiến sĩ Mỹ “ngoài luồng”

Không chỉ giảng viên các trường CĐ, ĐH địa phương, ngay cả nhiều giảng viên của các trường ĐH lớn cũng tham gia học tiến sĩ “chui”...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục