Mặc dù Bộ GD-ĐT có nhiều chủ trương, tiêu chí nhằm siết chặt, cắt giảm chỉ tiêu tuyển sinh ở những trường ĐH, CĐ chưa đủ điều kiện, song thực tế không phải như vậy.
Vẫn tăng dù vượt chuẩn
Năm 2007, Bộ GD-ĐT đã cho phép các trường được tự xác định chỉ tiêu (CT) tuyển sinh dựa trên các tiêu chí do Bộ ban hành, nhưng rút cuộc, CT của nhiều trường vẫn không dựa trên các quy định này.
Bộ đưa ra các quy trình với đầy đủ các bước, xét trên giấy thì ổn cả, nhưng thực ra chỉ là hình thức thôi |
||
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh | ||
Năm 2010, Bộ GD-ĐT tiếp tục ra quy định khắt khe hơn về việc xác định CT tuyển sinh như: Những cơ sở đào tạo có số SV/GV cao hơn mức quy định thì CT năm 2010 sẽ giảm so với năm 2009; Các cơ sở đào tạo có diện tích sàn xây dựng trên 1 SV thấp hơn 2m2 thì CT chính quy sẽ không được tăng, đồng thời các CT còn lại sẽ giảm so với năm trước. Thế nhưng trên thực tế, quy định này vẫn không được thực hiện nghiêm túc. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đến năm 2009 đã vượt mức cho phép về tỷ lệ SV/GV nhưng năm 2010 vẫn tiếp tục tăng lên 7.900 CT, năm 2011 là 8.650 CT. Con số này cao hơn 2 lần số CT của năm 2006, năm trước khi có quy định về xác định CT tuyển sinh!
Chủ yếu xin - cho
Cơ sở mà Bộ GD-ĐT làm căn cứ xác định CT cho các trường là báo cáo “3 công khai”. Trong khi đó, báo cáo này lại do trường thực hiện, không có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ, thường xuyên của các đơn vị chức năng. Ngay trong hội nghị sơ kết một năm rưỡi thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về việc đổi mới giáo dục ĐH diễn ra ngày 29.10, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cũng nhận định “3 công khai” vẫn còn hạn chế. Vì thế, việc Bộ cấp CT cho các trường trên thực tế chỉ dựa vào văn bản “xin” của trường, chứ không hề có khâu kiểm tra, đánh giá và thẩm định. Lãnh đạo một trường ĐH tại TP.HCM cho biết: “Quy trình này khá đơn giản, nhưng đôi khi nhiêu khê vì chỉ là cơ chế “xin - cho” giữa Bộ và các trường”.
Ông Nguyễn Xuân Phong - Phó hiệu trưởng Trường ĐH FPT, cho biết: “Mặc dù, theo quy định trường được tự xác định CT tuyển sinh dựa trên các tiêu chí của Bộ nhưng hầu như các tiêu chí này không được xem xét”. Đánh giá về thực trạng này, GS Trần Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, bức xúc: “Các chuyên viên của Bộ GD-ĐT tính toán CT tuyển sinh để giao cho các trường thì chỉ biết mỗi năm tăng giảm bao nhiêu phần trăm, không cần biết đến quan hệ cân đối giữa số lượng SV và cơ sở vật chất kỹ thuật của từng trường. Đó là cơ chế quan liêu đã tồn tại cách đây nửa thế kỷ và cần phải xóa bỏ”.
Nhận định về vấn đề này, tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ ngoài công lập, cho rằng: “Bộ đưa ra các quy trình với đầy đủ các bước, xét trên giấy thì ổn cả, nhưng thực ra chỉ là hình thức thôi. Bởi vì, Bộ không thể kiểm tra thực tế hết được. Nói như lãnh đạo một trường ĐH ngoài công lập thì trong hơn 400 trường, Bộ chỉ kiểm tra được 4 trường, thì chẳng khác nào cưỡi ngựa xem hoa!”.
Theo dự luật Giáo dục ĐH vừa được công bố, các trường ĐH sẽ được trao quyền tự chủ cho trường trong việc xác định CT tuyển sinh dựa trên các điều kiện đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, với thực tế như đã đề cập, nếu muốn thực hiện triệt để chủ trương này, các tiêu chí của Bộ GD-ĐT cần được rà soát và điều chỉnh để có tính khả thi. Đồng thời, cơ chế kiểm tra giám sát cần được tăng cường thông qua việc kiểm định chất lượng giáo dục. Một chuyên gia cảnh báo: “Nếu việc kiểm định chất lượng giáo dục không được thực hiện một cách độc lập, công khai, minh bạch thì tới đây, khi được quyền tự chủ, sẽ lại xuất hiện tình trạng xin - cho quyền tự chủ” .
Theo Báo Thanhnien
(HBĐT) - Theo số liệu từ Sở Nội vụ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh hiện có trên 28.400 người, trong đó, CBCC hành chính 2.182 người, viên chức sự nghiệp 23.152 người. Về trình độ, khối CBCC hành chính trên đại học chiếm 2,6%, đại học 70%, cao đẳng 4,6%, trung cấp 16,3%; khối viên chức sự nghiệp tiến sỹ, thạc sỹ chiếm 0,8%, đại học 26,1%, cao đẳng 23,8%, trung cấp 45,4%.
(HBĐT) - Năm học 2011-2012 này, tại Bặc Rặc - một bản người Dao ở xã Tân Thành (Lương Sơn),cô giáo tiểu học cắm bản lớp ghép 3 trình độ đang đồng hành cùng các em lớp 1, 2, 3 học cái chữ Bác Hồ. ở 10 xóm, bản khác, các em học sinh dân tộc Mường, Kinh, Dao cũng đã, đang nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và toàn dân. So với thời điểm cách đây 5-7 năm, sự nghiệp GD ở Tân Thành đã có nhiều đổi mới.
Chiều 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Dự thảo Thông tư Liên tịch Quy định chính sách ưu tiên về giáo dục đối với người khuyết tật, nhằm trưng cầu ý kiến rộng rãi trong công luận trước khi ban hành chính thức.
Chiều 26-10, Bộ GD-ĐT đã tổ chức họp báo chuyên đề về dự án Giáo dục Đại học (GDĐH).
(HBĐT) - Ngày 26/10, trường CĐ nghề Hòa Bình đã tổ chức lễ khai giảng năm học 2011-2012. Đến dự và chung vui với nhà trường có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Thường trực HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, TP Hòa Bình; Tổng Cục dạy nghề, Hội Dạy nghề Việt Nam.
(HBĐT) - Năm học này, trường tiểu học xã Mỵ Hòa có 21 lớp học với 454 học sinh. Thầy giáo Đinh Duy Hồng, hiệu trưởng nhà trường không giấu nổi niềm vui cho biết: Năm học mới 2011 – 2012, thầy, trò trường tiểu học xã Mỵ Hòa đã được Viện Khoa học kỹ thuật quân sự - Bộ QP tặng 17 máy vi tính để phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập. Các em học sinh sẽ có điều kiện tiếp xúc sớm hơn với công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng học tập.