Ngoài bộ sách giáo khoa theo quy định của Bộ GD-ĐT, học sinh hiện nay còn được hướng dẫn, gợi ý hoặc bắt buộc sử dụng nhiều loại sách và thiết bị khác trong trường học.

 

Một số ấn phẩm mà phụ huynh Trường mầm non SC, Q.Phú Nhuận, TP.HCM mua cho con ngay tại trường - Ảnh: Lưu Trang

Từ đầu năm học, nhiều trường ở Hà Nội đã chủ động thông báo cho phụ huynh và học sinh danh mục sách tham khảo, bổ trợ bên cạnh bộ sách giáo khoa bắt buộc phải có. Để “tiện lợi” cho phụ huynh, các trường xếp lẫn sách tham khảo với sách giáo khoa thành một cọc, buộc dây sẵn.

Phụ huynh đăng ký mua sách theo trường sẽ phải mua kèm theo những loại sách tham khảo mà nhiều khi không dùng đến.

Đóng gói trọn bộ

Theo danh mục sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT, sách giáo khoa lớp 1 chỉ gồm sáu cuốn với giá 47.500 đồng/bộ. Trong khi đó, Habook (Công ty Sách - thiết bị và xây dựng trường học Hà Nội) thông báo bộ sách giáo khoa lớp 1 đầy đủ (14 cuốn) là 79.700 đồng. Đây cũng là thông báo mà học sinh các trường tiểu học ở Hà Nội nhận được. Tám cuốn dôi ra so với thông báo của bộ là: vở bài tập tiếng Việt tập 1, tập 2; vở bài tập toán tập 1, tập 2; vở tập vẽ 1; vở bài tập tự nhiên - xã hội 1; vở thực hành đạo đức 1; tập bài hát 1.

Ngoài ra, các trường còn điền vào quyển thứ 15 tùy theo tình hình dạy học môn tiếng Anh ở cơ sở mình. Tại TP.HCM, nhiều nhà sách cũng đánh vào thị hiếu của phụ huynh khi đóng gói trọn bộ vừa sách giáo khoa, vừa sách bài tập. Phụ huynh không dám mua lẻ vì sợ thiếu sách cho con, mặc dù trên thực tế nhiều sách bài tập không hề được sử dụng trong suốt năm học.

Tìm mua sách lạ

Tại nhà sách Trí Tín, Q.Tân Phú, TP.HCM, nhân viên bán hàng cho biết: “Phụ huynh đi tìm và hỏi những cuốn sách khá lạ. Ví dụ gần đây có cuốn tài liệu hướng dẫn môn vật lý lớp 6, không biết giáo viên yêu cầu thế nào mà khá nhiều phụ huynh đôn đáo đi tìm. Trên thực tế cuốn sách này là sách lưu hành nội bộ, chủ yếu dành cho giáo viên, xuất bản ở Hà Nội, ở TP.HCM rất hiếm nhà sách nào bán. Phụ huynh lại rất kỹ, giáo viên hướng dẫn sách nào là phải mua bằng được cuốn đó để con mình không thua kém các bạn”.

Tại nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Q.1, TP.HCM, một phụ huynh có con học lớp 2 cho biết: “Giáo viên chủ nhiệm nói phụ huynh tìm cuốn Dạy con học tiếng Việt ở nhà và cuốn Luyện tập làm văn 2 để tham khảo các dạng bài trong đó.

Ngoài các sách giáo khoa, giáo viên cũng thường ra bài tập trong các cuốn sách tham khảo ở ngoài nên phụ huynh chúng tôi phải chăm đi nhà sách để tìm tài liệu cho con”.

Những phụ huynh đã tự mua sách giáo khoa cho con theo đúng danh mục sách quy định, trong năm học vẫn lần lượt phải mua bổ sung theo yêu cầu của thầy cô giáo. Theo một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội cho biết chưa hết học kỳ 1 nhưng đã phải ba lần mua bổ sung sách tham khảo cho con vì “cô giáo đề nghị mua”.

Tuy nhà trường không tổ chức bán sách nhưng cô giáo đề nghị phụ huynh phải mua đúng tên sách, tên tác giả và NXB. Một phụ huynh khác cũng có con học lớp 9 liệt kê: “Riêng môn toán, ngoài sách toán và sách bài tập toán in, đã mua thêm ba cuốn sách tham khảo khác theo gợi ý của cô giáo”.

Tại TP.HCM, nhiều trường tiểu học thông báo cho phụ huynh mua thêm các loại sách thực hành, bài tập để phục vụ việc học buổi hai với các đầu sách như thực hành tiếng Việt và thực hành toán, tài liệu hướng dẫn, bài tập thực hành tiếng Việt và toán, bộ dụng cụ học tập tiếng Việt và toán, những bài văn mẫu...

Chị Vân, phụ huynh ở quận 9, cho biết: “Đầu năm tôi mua bộ sách lớp 1 cho con, ngoài sách giáo khoa còn có sách bài tập đạo đức, bài tập tự nhiên - xã hội, các loại vở bài tập nhưng không thấy dùng đến mà giáo viên hướng dẫn mua sách bài tập ở ngoài để làm. Ở lớp học thêm, cô lại giới thiệu sách bài tập khác nữa”.

Việc chưa có quy định cụ thể về sử dụng sách ôn tập thêm, sách bài tập, sách tham khảo trong nhà trường cũng khiến phụ huynh khốn khổ vì năm nay học sách này nhưng năm sau giáo viên yêu cầu mua sách khác. Đặc biệt là sách tiếng Anh và các sách bổ trợ cho việc học tăng cường tiếng Anh thì mỗi trường mỗi kiểu khiến phụ huynh không biết đâu mà lần.

Đủ loại sách tham khảo

Em Q., học sinh lớp 8 Trường THCS Giảng Võ - Hà Nội, cho biết: “Bài tập trong sách bài tập toán là việc đương nhiên phải làm. Ngoài ra, cô giáo thường xuyên giao bài tập trong cuốn Nâng cao và phát triển toán 8 (tác giả Vũ Hữu Bình) nên học sinh đều phải đi mua thêm cuốn này. Có những bài trong này khó chỉ học trên lớp thì không thể làm được nên phải tính chuyện học thêm”.

Sách bài tập kèm theo môn học là loại sách bổ trợ không có trong danh mục bắt buộc nhưng theo em Q., giáo viên nhiều môn học vẫn giao bài tập trong các sách bài tập nên học sinh phải chủ động mua. Rút kinh nghiệm năm trước, năm học này ban phụ huynh đứng ra thu tiền để mua toàn bộ sách bài tập của các môn. Nhưng có sách được dùng đến, có sách bỏ phí, vì giáo viên lại cho rằng cần phải mua cuốn sách khác.

Tại một trường THCS thuộc Q.Đống Đa, Hà Nội, nhiều học sinh lớp 9 cho biết: giáo viên gợi ý cụ thể phải mua loại sách tham khảo nào, của tác giả, NXB nào. Không mua, cô giao bài tập không làm được sẽ bị phạt. Dù là bài tập trong sách tham khảo nhưng học sinh bắt buộc phải mua, phải làm và được kiểm tra đánh giá như yêu cầu của chương trình chính khóa.

Có những nơi giáo viên yêu cầu học sinh mua sách bổ trợ kiến thức quá khó, nhưng cũng có nơi sách tham khảo được cô giáo gợi ý mua lại có nội dung quá đơn giản, không cần thiết.

Phụ huynh học sinh Trường tiểu học Yên Hòa, Hà Nội cho chúng tôi xem các cuốn sách nâng cao tiếng Việt, toán do cô giáo đích thân mang tới lớp và phát cho từng học sinh. Những cuốn sách trên có nội dung không khác nhiều so với sách giáo khoa. Phụ huynh này nhận xét: “Việc mua thêm sách chỉ tốn tiền, phiền phức hơn khi dạy trẻ chứ không hiệu quả. Nhưng cô giáo đã phát cho học sinh thì phải đóng tiền mua”.

 

                                                                  Theo TuoiTre

Các tin khác

Không có hình ảnh
CB, CC điểm giao dịch hành chính
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 6 điểm cầu truyền hình trên toàn quốc. Trong ảnh: Các đại biểu tham dự hội nghị tại đầu cầu Hà Nội.

Dễ dãi liên thông

Ngay sau khi kỳ thi liên thông được tổ chức một cách “kỳ lạ” tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật công nghệ TP.HCM bị Tuổi Trẻ phát hiện, nhiều giảng viên thừa nhận nếu không “thả cửa” sẽ không SV nào trúng tuyển.

Có ngành học chỉ một hay ba giảng viên

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, thực tế, một số trường đại học chất lượng còn rất yếu kém; có ngành học chỉ một hay ba giảng viên, cơ sở vật chất hoàn toàn thuê mướn...

“Xã hội hoá”

(HBĐT) - Sau chiến công diệt xà tinh cứu công chúa, tiếng tăm Thạch Sanh nổi như cồn. Nhờ thế mà sau tuần trăng mật, vợ chồng Thạch Sanh còn được đi thăm thú, thưởng ngoạn khắp nơi. Đi đến đâu ai cũng ngưỡng mộ bởi chàng có thân hình săn chắc, cuồn cuộn cùng với tài bắn cung, phi lao; giờ lại biết ăn chơi sành điệu nên cũng không ít người ghen tỵ. Để phò mã suốt ngày ăn chơi, vua cha cũng ngại với quần thần, nghĩ nát óc rồi cuối cùng quyết định bổ nhiệm Thạch Sanh làm Hiệu trưởng trường THCS ở xã vùng 135 đúng nơi chôn nhau, cắt rốn của chàng tiều phu ngày nào, những mong chức quản lý nho nhỏ giúp chàng rể rạng danh với dòng họ.

Giao lưu “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Hòa Bình” năm 2011

(HBĐT) - Tối ngày 28/10, trung tâm hoạt động TTN tỉnh tổ chức chương trình giao lưu “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Hòa Bình” năm 2011. Tham gia đêm giao lưu có đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn, Hội Khuyến học, đơn vị tài trợ và các em thiếu niên, nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn đến từ các xã, phường, trường học, Trung tâm Bảo trợ xã hội trên địa bàn TP Hòa Bình, huyện Kỳ Sơn.

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức

(HBĐT) - Theo số liệu từ Sở Nội vụ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh hiện có trên 28.400 người, trong đó, CBCC hành chính 2.182 người, viên chức sự nghiệp 23.152 người. Về trình độ, khối CBCC hành chính trên đại học chiếm 2,6%, đại học 70%, cao đẳng 4,6%, trung cấp 16,3%; khối viên chức sự nghiệp tiến sỹ, thạc sỹ chiếm 0,8%, đại học 26,1%, cao đẳng 23,8%, trung cấp 45,4%.

Giáo dục Tân Thành vượt khó vươn lên

(HBĐT) - Năm học 2011-2012 này, tại Bặc Rặc - một bản người Dao ở xã Tân Thành (Lương Sơn),cô giáo tiểu học cắm bản lớp ghép 3 trình độ đang đồng hành cùng các em lớp 1, 2, 3 học cái chữ Bác Hồ. ở 10 xóm, bản khác, các em học sinh dân tộc Mường, Kinh, Dao cũng đã, đang nhận được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền và toàn dân. So với thời điểm cách đây 5-7 năm, sự nghiệp GD ở Tân Thành đã có nhiều đổi mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục