CSVC trường lớp học trên địa bàn thành phố ngày càng khang trang, sạch đẹp. Phòng múa trường mầm non Thịnh Lang.

CSVC trường lớp học trên địa bàn thành phố ngày càng khang trang, sạch đẹp. Phòng múa trường mầm non Thịnh Lang.

(HBĐT) - Năm 1991, tỉnh Hòa Bình được tách ra từ tỉnh Hà Sơn Bình và thị xã Hòa Bình đã trở thành trung tâm tỉnh lỵ với 14 đơn vị hành chính.

 

Khi đó, toàn thị xã mới có 3 phường, xã có loại hình nhà trẻ, còn lại đa số là các nhóm trẻ thuộc các cơ quan, đơn vị; 8 trường mẫu giáo và 19 trường PTCS. Cơ sở vật chất trường, lớp học còn hạn chế, trong tổng số 484 phòng học có 178 phòng cấp 4 và 34 phòng tạm; chỉ có 7 phòng bộ môn, thí nghiệm, chưa có phòng thư viện, thiết bị. Đội ngũ giáo viên bậc mầm non, tiểu học chưa có vượt chuẩn, tỷ lệ này ở bậc THCS cũng mới có 0,6%. Sau khi tái lập tỉnh, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã luôn quán triệt quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, từ đó đã dành nhiều ưu tiên tối đa trong khả năng để chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT. Đến năm học 1999-2000, 100% phường, xã có hệ thống giáo dục từ mầm non đến các trường phổ thông, 3 trường đạt chuẩn quốc gia. Số giáo viên vượt chuẩn cũng tăng lên 20%, 5 giáo viên tiểu học được công nhận giáo viên giỏi quốc gia; 7 giáo viên được công nhận giáo viên giỏi bậc cao.

 

Từ năm 2000 đến nay, ngành GD&ĐT TPHB đã tích cực tham mưu với thành phố trong việc xây dựng chương trình hành động, kế hoạch phát triển GD&ĐT theo từng năm, giai đoạn cho phù hợp với điều kiện thực tế. CSVC, trang thiết bị được quan tâm đầu tư, xây dựng, mua sắm với số tiền trên 40 tỉ đồng, trong đó huy động, ủng hộ từ các nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước gần 9 tỉ đồng. Ngành đã tiến hành rà soát, phân loại giáo viên, phân công giảng dạy phù hợp với năng lực và trình độ. Tập trung bồi dưỡng, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác PCGD được duy trì và đạt mục tiêu đề ra. Tháng 6/2003, thành phố được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và PCGD THCS (về trước 2,5 năm so với nghị quyết đề ra). Hiện nay, kết quả vẫn đang được duy trì và mang tính bền vững. Thành phố đã xây dựng đề án PCGD bậc trung học giai đoạn 2005-2010 và có kế hoạch triển khai cụ thể. Công tác xã hội hóa giáo dục được toàn ngành quan tâm, thực hiện có hiệu quả. Hội khuyến học đã tích cực tuyên truyền, vận động xây dựng quỹ khuyến học. Hội đồng giáo dục đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương các chủ trương, chính sách về phát triển GD&ĐT...

 

Nhờ những giải pháp đồng bộ, quy mô, chất lượng giáo dục toàn diện của thành phố đã có bước phát triển mạnh mẽ. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non không ngừng tăng lên. Năm học 2010-2011,  tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ còn từ 3 - 7,7%, giảm nhiều so với khi mới nhập học. Học sinh 5 tuổi ra lớp đạt 100%. Thành phố là đơn vị đầu tiên của tỉnh và toàn quốc được công nhận đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi tại thời điểm tháng 7/2011. ở bậc tiểu học và THCS, thành phố luôn là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng, chất lượng học sinh giỏi. Từ năm 2006 đến nay có 1.883 học sinh giỏi cấp tỉnh; các cuộc thi viết chữ đẹp cấp quốc gia, Olympic toán tuổi thơ đều có nhiều học sinh đạt giải cao. Đặc biệt, 100% trường vùng ven, vùng khó khăn, quy mô nhỏ cũng có học sinh giỏi các cấp. Đội ngũ nhà giáo (1.361 CB, GV) 100% đạt chuẩn, số vượt chuẩn ở cấp học mầm non là 33,9%, tiểu học 76,5%, THCS 54,1%.  CSVC trường lớp học ngày càng khang trang, sạch đẹp, thân thiện. Trong 519 phòng học có 435 phòng kiên cố, 20 trường tiểu học và THCS có phòng học bộ môn, 17 trường có phòng máy tính, 25 trường đạt chuẩn quốc gia. Với những kết quả đạt được, ngành GD&ĐT thành phố đã được tặng Huân chương Lao động hạng nhì; nhiều trường học, cá nhân được tặng Huân chương các hạng và bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

     

 

                                                                                Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục