Trường PTDTNT Cao Phong là một trong 7 trường DTNT được công nhận trường chuẩn quốc gia, tiếp tục giữ vững phong trào thi đua “Hai tốt”.

Trường PTDTNT Cao Phong là một trong 7 trường DTNT được công nhận trường chuẩn quốc gia, tiếp tục giữ vững phong trào thi đua “Hai tốt”.

(HBĐT) - Đến trường PTDTNT tỉnh trong dịp này thấy được niềm vui, niềm tự hào cùng quyết tâm phấn đấu của thầy và trò trong học kỳ I năm học 2011-2012. Là trường chuyên biệt, nhà trường đang hội tụ khá đầy đủ về hình ảnh, chất lượng của công tác giáo dục dân tộc của tỉnh. Cơ sở trường, lớp xanh - sạch - đẹp; khu cư xá gọn gàng, quy củ; điều kiện học tập đầy đủ gồm các phòng thư viện, máy tính, học ngoại ngữ...

 

Sau nhiều năm phấn đấu, năm 2010, nhà trường đã được UBND tỉnh công nhận là trường chuẩn quốc gia. Năm học 2010-2011, tỷ lệ  đỗ tốt nghiệp của học sinh nhà trường đạt 100%; tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi chiếm 7,7% (42 em), học sinh khá chiếm 80% (434 em); xếp thứ nhất trong các trường PTDTNT toàn quốc về kết quả thi vào các trường đại học, cao đẳng (tỷ lệ 93%). Nhiều năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp, ngành, nhất là sự chăm lo của ngành, chất lượng giáo dục dân tộc đã có sự chuyển biến tích cực. Ngành đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ như: Tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc; đầu tư về cơ sở vật chất cho các trường dân tộc nội trú, trường vùng sâu, xa, đồng bào DTTS; quan tâm xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên toàn ngành nói chung và đội ngũ nhà giáo người DTTS nói riêng; thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo dục dân tộc...

 

Với các bước triển khai đồng bộ đó, đến nay, giáo dục dân tộc đã có bước chuyển đáng kể. Toàn tỉnh hiện có 11 trường PTDTNT (1 trường PTDTNT tỉnh, 8 trường PTDTNT huyện và 2 trường PTDTNT liên xã); trong đó có 7 trường đạt chuẩn quốc gia. Quy mô học sinh dân tộc phát triển mạnh. Đến nay có 141.355 học sinh là người DTTS, chiếm 76% so với học sinh toàn tỉnh; 12.541 cán bộ, giáo viên, công nhân viên là người DTTS (trong đó, 62% giáo viên mầm non là người DTTS đạt chuẩn trở lên; đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT, tỷ lệ đạt chuẩn 100% và nhiều người đã có trình độ trên chuẩn. Chất lượng dạy và học trong các trường nội trú không ngừng được nâng cao; chất lượng dạy và học tại các trường vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc được cải thiện. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn được nâng lên đáng kể. Tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia từ năm 1992 đến nay đã có 138 học sinh dân tộc đoạt giải. Trong năm học 2010-2011, các trường PTDTNT huyện, liên xã có tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi 7,5% (138 học sinh), học lực khá chiếm 51% (936 em). Cũng trong năm học này, toàn tỉnh có 7 trường học có mô hình bán trú dân nuôi (321 học sinh). Sự quan tâm, chăm lo của cộng đồng và các trường đã góp phần duy trì tốt sĩ số học sinh, giảm đáng kể tình trạng học sinh bỏ học, nghỉ học. Tỉnh ta cũng đã duy trì được 343 lớp ghép (2.854 học sinh), tạo điều kiện đáng kể cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng lòng hồ, vùng sâu được đến trường; chất lượng giáo dục của các lớp ghép dần được nâng lên... Nhìn rộng ra trong toàn tỉnh,với sự phát triển đáng kể về quy mô, hệ thống trường lớp với 730 trường, TT thuộc các ngành học, bậc học là điều kiện đáng kể để con em trong tỉnh nói chung và học sinh người dân tộc thiểu số nói riêng được đến trường, tỉnh ta đã và đang tiếp tục tạo được tiền đề tốt cho công tác giáo dục dân tộc.

                                                              Bùi Huy

 

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục