Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học tư thục không phải là công chức, viên chức trong biên chế nhà nước; không quá 70 tuổi tính đến ngày ban hành quyết định công nhận hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền (đối với hiệu trưởng) hoặc khi được bổ nhiệm (đối với phó hiệu trưởng).
Đó là một trong những nội dung của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo Quyết định số 61/2009/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, từ ngày 26/12/2011 sẽ áp dụng một số quy định mới về việc góp vốn thành lập trường đại học tư thục, tiêu chuẩn đối với Hiệu trưởng, Hiệu phó trường đại học tư thục, cơ quan ra quyết định công nhận việc bầu Hiệu trưởng, bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị trường đại học tư thục...
Đặc biệt về quyền sở hữu tài sản vốn gây nhiều tranh cãi, quyết định quy định, tài sản của các trường đại học tư thục được hình thành từ vốn góp của các tổ chức, cá nhân thuộc sở hữu tư nhân và tải sản tăng thêm từ kết quả hoạt động của trường thuộc sở hữu chung hợp nhất. Các cổ đông sở hữu cổ phần của trường tương ứng với tỷ lệ góp vốn của mình.
Tài sản do biếu, tặng hoặc cấp phát và tài sản được hình thành từ kết quả hoạt động của trường ĐH dân lập (DL) được chuyển sang trường đại học tư thục nếu có là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Tài sản tăng thêm nhờ kết quả hoạt động của trường đại học tư thục thuộc sở hữu chung hợp nhất có thể phan chia. Tài sản thuộc sở hữu tư nhân hoặc sở hữu chung hợp nhất được Nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường ĐH DL chuyển sang trường ĐH Tư thục được chuyển thành vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường ĐH tư thục và giao cho Hội đồng Quản trị trường ĐH tư thục, đại diện tập thể người góp vốn và thành viên cơ hữu của trường quản lý, điều hành theo nguyên tắc bảo tồn và phát triển. Vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia này không được rút ra khỏi nguồn vốn hoạt động của trường ĐH tư thục, được chia thành cổ phần để tính cổ tức như các nguồn vốn cổ phần khác. Cổ tức thu được dùng để bổ sung vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia, tăng thêm vốn tích lũy của trường ĐH tư thục và sử dụng cho đầu tư phát triển.
Đại diện cổ phần vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường ĐH DL chuyển sang do tập thể người góp vốn và thành viên cơ hữu của trường ĐH DL bầu ra, hoạt động theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Đại diện phần vốn thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia có đầy đủ các quyền như các cổ đông góp vốn là các cá nhân khác, được tham dự đại hội đồng cổ đông và biểu quyết tất cả các vấn đề của đại hội đồng cổ đông.
Theo Dantri
Hiện nay, tỷ lệ học sinh bị tật khúc xạ (cận, viễn loạn) đang có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo khảo sát của Bệnh viện Mắt TPHCM, cứ 10 học sinh thì có đến 4 em bị tật học đường về mắt. Con số này đã tăng hàng chục lần so với nhiều năm về trước.
Theo tin từ Bộ GD-ĐT, từ tháng 12-2011, HS từ lớp 2 đến lớp 5 trên toàn quốc sẽ có cơ hội tham dự cuộc thi "Trạng nguyên nhỏ tuổi" trên Báo Nhi đồng chăm học ở 3 môn thi: toán, tiếng việt, tự nhiên xã hội và khoa học.
Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga (ảnh nhỏ) cho biết có thể sẽ thay đổi khối thi tuyển sinh và điều chỉnh một số vấn đề của kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ ngay trong năm 2012.
Tại diễn đàn Phương pháp học tập và chia sẻ tài liệu do T.Ư Đoàn tổ chức ngày 10-11, nhiều ý kiến cho rằng, học thêm nhiều vô tình đẩy học sinh vào thế thụ động, thiếu sáng tạo.
(HBĐT) - Nhớ lại thời mới tái lập tỉnh, cả huyện Tân Lạc chỉ có 24 trường phổ thông cơ sở, 1 trường THPT. Giáo viên ở vùng lòng hồ, vùng cao Bắc Sơn, Nam Sơn, Lũng Vân ít có điều kiện để học hỏi nâng cao trình độ; điều kiện học tập của các em học sinh cũng không khá gì hơn. Nhưng hôm nay, giáo dục Mường Bi đang có thế đi lên vững vàng.
(HBĐT) - Hướng tới kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 10/11, tại hội trường Sở GD-ĐT, Hội Cựu giáo chức tỉnh đã tổ chức buổi gặp mặt thân mật giữa những người hiện đang công tác tại ngành Giáo dục và những cán bộ, giáo viên đã nghỉ hưu.