Giờ thực hành của sinh viên lớp điện công nghiệp, trường Cao đẳng nghề Hòa Bình.
(HBĐT) - Sau gần 10 năm phát triển, tiền thân là trường Dạy nghề tỉnh Hòa Bình, đến nay, trường đã được nâng cấp lên hệ cao đẳng, được phép đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.
Năm học 2010 -2011, bên cạnh tiếp tục đào tạo các lớp hệ trung cấp nghề chuyển tiếp, nhà trường đã đào tạo hệ cao đẳng nghề khóa I với 6 nghề: hàn, vận hành máy xây dựng, điện công nghiệp, điện tử dân dụng, quản trị mạng máy tính, kế toán doanh nghiệp. Trong công tác tuyển sinh, nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với Tỉnh Đoàn và phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền đến tận người lao động và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Do đó, công tác tuyển sinh đúng đối tượng và vượt chỉ tiêu giao. Năm học 2011-2012, trường đã có 649 HS-SV nhập học/600 chỉ tiêu giao (hệ CĐ 317 sinh viên, trung cấp 332 học sinh, sơ cấp 100 học sinh) theo 8 chuyên ngành đào tạo. Để tạo điều kiện thuận lợi cho HS-SV vùng sâu, xa yên tâm học tập, trường có khu ký túc xá, nhà ăn sinh viên rộng rãi phục vụ nhu cầu sinh hoạt với tổng diện tích trên 4.000 m2. Học sinh, sinh viên diện chính sách, người DTTS vùng 135 được miễn, giảm học phí và hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định.
Thạc sĩ Trương Tuấn Dũng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu xã hội, nhà trường đã tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại, cập nhật tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cho học sinh thực hành, nâng cao kỹ năng hành nghề và khả năng tiếp cận thực tế sản xuất. Nghiên cứu dự báo nhu cầu lao động để mở các ngành nghề đào tạo cho phù hợp thực tế. Bên cạnh đó, quan tâm xây dựng đội ngũ giảng viên giỏi, chất lượng cao, tâm huyết với nghề bằng cách tạo điều kiện cho đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; tổ chức các hội giảng giáo viên dạy nghề giỏi hàng năm. 100% giảng viên nhà trường hiện đã đạt chuẩn, 10% có trình độ thạc sĩ, 20 giảng viên dạy giỏi cấp trường, 7 giảng viên giỏi cấp tỉnh và 4 giảng viên giỏi quốc gia. Từ khi thành lập đến nay, trường đã cấp bằng tốt nghiệp cho trên 3.000 HS-SV các lớp nghề dài hạn. Trong đó, thanh niên người DTTS 1.800 em, chiếm 60%; tỷ lệ tốt nghiệp hàng năm đạt gần 100%. Với phương châm đào tạo nghề phải gắn với việc làm, nhà trường đã phối hợp với các trung tâm GTVL, doanh nghiệp, đơn vị XKLĐ để giới thiệu cho HS-SV sau khi tốt nghiệp nhanh chóng tìm được việc làm. Theo thống kê, trên 90% HS-SV sau khi ra trường đã được giới thiệu việc làm ổn định, nhiều người khẳng định được tay nghề vững vàng, có thu nhập cao.
Với những kết quả đạt được, trường đang tiếp tục lập phương án mở rộng các ngành nghề đào tạo mới và tăng quy mô đào tạo theo định hướng phát triển KT-XH của tỉnh. Dự kiến, năm 2012 sẽ mở rộng diện tích thêm 5,8 ha với các nghề: lái xe ô tô, quản trị kinh doanh, hướng dẫn du lịch, đào tạo nghề cho nông dân. Mục tiêu của nhà trường là phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia vào năm 2015. Đồng thời, tiếp tục thực hiện CVĐ “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”; đào tạo những người thợ tương lai là con em các dân tộc Mường, Dao, Thái có tay nghề giỏi, chuyên môn vững phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Minh Châu
Nhiều sinh viên đóng 400.000-800.000 đồng lệ phí cho trung tâm gia sư để được giới thiệu chỗ dạy kèm. Chỗ dạy không thấy đâu nhưng tiền đã đóng thì không dễ đòi lại.
Tiền công các thầy được trả bằng mớ rau, mớ cá. Niềm vui của các thầy là được nhìn thấy người dân địa phương nhờ con chữ mà dần xóa đi nghèo đói, trẻ em nhờ con chữ mà nên người.
Đó là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc, Học viện Cảnh sát nhân dân. Cô Ngọc vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong hàm Phó giáo sư. Đây là nữ Phó Giáo sư đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân VN.
(HBĐT) - Cách đây hơn 50 năm, ngày 13/9/ 1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ (1).
Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.
Nhiều sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm trong khi ngày càng nhiều giáo viên bỏ việc vì không đủ sống. Đây là một nghịch lý có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực ngành sư phạm.