Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ra nghị quyết về chính sách hỗ trợ học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; cán bộ quản lý, người phục vụ học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.

 

               Một lớp học của học sinh vùng khó khăn. (Nguồn: Internet)

Tổng dự toán ước tính để thực hiện khoảng gần 40 tỷ đồng/năm, từ nguồn ngân sách tỉnh. Việc thực hiện chế độ trợ cấp đối với học sinh nội trú dân nuôi tại các trường tiểu học, trung học cơ sở ở địa bàn vùng cao, vùng sâu, vùng xa của tỉnh cũng như với cán bộ quản lý tại các trường nội trú dân nuôi nhằm giúp học sinh ở xa có điều kiện ở lại trường trong tuần để học tập.

Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú đáp ứng mong mỏi của con em các dân tộc Hà Giang. Tuy nhiên, ngoài đối tượng được hưởng chính sách của Trung ương, Hà Giang còn gần 34.000 học sinh nghèo đang học bán trú tại các điểm trường phổ thông khác, đều là các đối tượng khó khăn, nếu không được hỗ trợ sẽ phải nghỉ học.

Chính sách của Hà Giang hỗ trợ cho học sinh bán trú, học sinh nghèo không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp của Trung ương; cán bộ quản lý, trông coi học sinh bán trú tại các trường phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh sẽ ở mức hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bằng 0,2 lương tối thiểu/định xuất/tháng. Học sinh trung học phổ thông học bán trú được hỗ trợ thêm 0,1 mức lương tối thiểu/học sinh/tháng để thuê nhà trọ. Cán bộ quản lý học sinh bán trú được hưởng 0,3 mức lương tối thiểu/định xuất/tháng.

Từ năm 2005, Hà Giang đã thực hiện chế độ trợ cấp cho học sinh nội trú dân nuôi với mức trợ cấp 45.000 đồng/học sinh/tháng; chính quyền địa phương ủng hộ lương thực, thực phẩm, xây dựng cơ bản. Gần 20.000 học sinh đã được hưởng lợi từ chính sách này. Năm 2006, mức trợ cấp được điều chỉnh lên 100.000 đồng/học sinh/tháng; cán bộ quản lý học sinh nội trú được hưởng 0,3 mức lương tối thiểu/định xuất/tháng. Để thực hiện chính sách trên, hàng năm tỉnh chi từ ngân sách địa phương vài chục tỉ đồng; riêng năm 2010 và 5 tháng đầu năm 2011, Hà Giang đã chi trên 30 tỷ đồng./.

 
                                                                               Theo TTXVN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phong trào thi đua
Trung tâm gia sư thuộc Công ty TNHH tư vấn và dịch vụ Phát triển nhân lực - nơi thu tiền sinh viên nhưng giới thiệu lớp “ma”
Không có hình ảnh

Nữ PGS đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân

Đó là cô giáo Hoàng Thị Bích Ngọc, Học viện Cảnh sát nhân dân. Cô Ngọc vừa được Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước phong hàm Phó giáo sư. Đây là nữ Phó Giáo sư đầu tiên của lực lượng vũ trang Công an nhân dân VN.

Bác Hồ với sự nghiệp “trồng người”

(HBĐT) - Cách đây hơn 50 năm, ngày 13/9/ 1958, Bác Hồ đã đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc. Tại lớp học này, Bác Hồ dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ trẻ cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang, mong mọi người cố gắng làm tròn nhiệm vụ (1).

Bỏ chấm điểm: vừa làm vừa chờ

Bộ GD-ĐT chủ trương bỏ chấm điểm đối với môn học thể dục, âm nhạc và mỹ thuật. Thay vào đó, giáo viên sẽ đánh giá học sinh (bậc THCS và THPT) bằng nhận xét.

Lương vẫn không đủ sống

Nhiều sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc làm trong khi ngày càng nhiều giáo viên bỏ việc vì không đủ sống. Đây là một nghịch lý có thể dẫn đến nguy cơ khủng hoảng nguồn nhân lực ngành sư phạm.

Những giáo viên nói 4 thứ tiếng

Để truyền kiến thức cho các em, người thầy, người cô nơi sơn cùng thủy tận buộc phải nói được 4 thứ tiếng: Kinh, Thái, Mông và Khơ Mú. Đó là "nhiệm vụ bất khả kháng" của những giáo viên ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An).

“Góc khuất” phía sau nghề gõ đầu trẻ

Ngoài áp lực của công việc, không phải giáo viên nào cũng may mắn nhận được sự thông cảm từ gia đình. Không có thời gian cho cuộc sống riêng, đời sống thiếu thốn là lý do nhiều người phải lựa chọn công việc hay gia đình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục