Đó là ý kiến của các doanh nghiệp khi tham gia hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ ĐH” do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 30.11. Tham dự còn có đại diện của nhiều trường ĐH.

Học giỏi nhưng làm không được

Ông Phan Thanh Bình - Giám đốc chiến lược Nhân Việt Management Group (tư vấn đào tạo nguồn nhân lực) - đã mở đầu hội thảo bằng những con số rất đáng lo ngại: “Theo số liệu chúng tôi khảo sát từ 500 doanh nghiệp tại TP.HCM vào tháng 12.2010, có đến 94% trường hợp nhân viên mới (SV mới ra trường đi làm - PV) cần được đào tạo lại để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Trong đó, các nội dung cần đào tạo lại có 92% về nghiệp vụ chuyên môn, 61% về kỹ năng mềm cơ bản, 53% về kỹ năng quản lý và lãnh đạo”.

''Ngay cả với những cử nhân tiếng Anh khi làm bài kiểm tra TOEIC tại công ty cũng chỉ đạt không quá 300 điểm'' - Bà Nguyễn Thị Lê Lan, Công ty Indochina

Ông Bình phân tích: “Tùy vào từng trường, từng nhóm ngành nghề cụ thể mà SV ra trường đi làm cần phải đào tạo lại nhiều hay ít. Điều đáng nói ở số liệu này, không chỉ kỹ năng mềm, mà SV phải được đào tạo thêm nhiều nhất về nghiệp vụ chuyên môn. Thực tế là có không ít SV tốt nghiệp loại giỏi nhưng không nắm được các kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cơ bản để bắt tay ngay vào công việc”.

 Bà Nguyễn Thị Lê Lan - Công ty TNHH thương mại và du lịch Indochina - than phiền: “Ngoại ngữ và tin học từ lâu là những yêu cầu tối thiểu của ứng viên trong tuyển dụng, nhưng nhiều cử nhân hiện vẫn không đáp ứng được. Ngay cả với những cử nhân tiếng Anh khi làm bài kiểm tra TOEIC tại công ty cũng chỉ đạt không quá 300 điểm. Tương tự về kỹ năng tin học, dù ứng viên có chứng chỉ B nhưng khi làm bài kiểm tra đầu vào của công ty cũng không đạt quá 5/10 điểm. Độ vênh giữa bằng cấp và năng lực thực sự của SV còn khá xa”.

Cũng theo số liệu khảo sát mới nhất của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM về ý kiến doanh nghiệp trong quá trình sử dụng SV của trường cho thấy, 100% doanh nghiệp phải đào tạo thêm kiến thức cho SV. Trong đó, kiến thức cần đào tạo lại có tới 51,52% về kỹ năng mềm và 42,42% về nghiệp vụ chuyên môn.


SV tìm kiếm cơ hội tại một ngày hội việc làm diễn ra ở TP.HCM - Ảnh: H.A

Cần chú trọng dạy các kỹ năng

Ông Nguyễn Ngọc Vinh - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho rằng: “Một trong những lý do quan trọng dẫn đến việc SV phải đào tạo thêm nhiều thứ khi đi làm là do chúng ta đang đào tạo theo lối kiến thức quá hàn lâm. Dạy SV kiến thức hàn lâm là tốt nhưng chưa đủ, mà còn phải dạy cách vận dụng sự hàn lâm đó vào công việc thực tiễn”.

 Bà Nguyễn Thị Liên - Công ty CP quốc tế Phong Phú - đưa ý kiến: “Khi đi làm, doanh nghiệp chỉ có thể là nơi đào tạo bổ sung cho SV các kỹ năng chuyên môn chứ không thể dạy về kiến thức chuyên môn và các kỹ năng mềm. SV cần phải tích lũy, rèn luyện các kỹ năng đó ngay từ những ngày đầu tiên trên ghế nhà trường”.

Nhận định về chương trình đào tạo trong trường học, tiến sĩ Lê Thị Thanh Mai - Trưởng ban Công tác SV ĐH Quốc gia TP.HCM - nói: “Việc SV tích lũy kỹ năng mềm trong trường học hiện nay chủ yếu qua các chương trình ngoại khóa và hoạt động tình nguyện. Nếu có đưa vào giảng dạy chính thức thì thời lượng quá ít, thiếu thực hành nên SV không thể tiếp thu hết được. Trong chuẩn đầu ra, các trường đều đặt tiêu chuẩn về kỹ năng mềm rất cao, trong khi SV phải tự mình tích lũy các kỹ năng này. Do vậy, các trường cần phải nhìn nhận lại trách nhiệm của mình”.


Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực VN - (theo số liệu của Nhân Việt Management Group

Thạc sĩ Trần Đình Lý - Trưởng phòng Công tác SV, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM - kiến nghị: “Để SV phát triển toàn diện và đồng đều đáp ứng yêu cầu công việc, trường học cần phải đưa kỹ năng mềm vào chương trình chính khóa để giảng dạy thật bài bản”.

 

                                                                             Theo Dantri

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Toàn cảnh lớp tập huấn.
Ảnh minh họa.
Giờ học của lớp điện điện tử dân dụng trường Cao đẳng nghề Hòa Bình.

Bộ GD-ĐT giới thiệu đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020

Ngày 29/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo giới thiệu đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 với các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế.

Sẽ có lộ trình tính đúng, tính đủ học phí đại học công lập

Đại học FPT tiếp tục chương trình “Ưu đãi tín dụng năm 2012”.

Hội thảo “Đổi mới cơ chế tài chính đối với cơ sở giáo dục đại học công lập” đã được Bộ Tài chính, Tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Dự án hỗ trợ phân tích chính sách tài chính tổ chức sáng nay, 29-11, tại Hà Nội. Nhiều trường đại học trong cả nước đã tham gia và trình bày những bức xúc về vấn đề học phí đại học công lập.

Yamaha VN tặng 26.108 bộ đồ dùng học tập cho HS

Ngày 27/11/2011 tại trường tiểu học Thị Trấn, huyện Sóc Sơn - Hà Nội, chương trình “Ngày hội Quà tặng Yamaha 2011 – Chung sức vì thế hệ tương lai” đã diễn ra trong không khí sôi nổi hào hứng của các em học sinh tiểu học trên địa bàn huyện.

Học phí ngoài công lập - Người học, nhà trường đều gặp khó

Theo Quy chế học sinh sinh viên do Bộ GD-ĐT ban hành, đóng học phí là một trong những nghĩa vụ bắt buộc. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp sinh viên cố tình chây ì, dẫn tới bị cấm thi, ra trường trễ… trong khi đó, nhà trường dù nỗ lực tìm nhiều cách để giải quyết thấu tình đạt lý nhưng vẫn khó tránh khỏi tai tiếng.

Tập huấn kiến thức kế toán và quản lý tài chính cho các đơn vị trường học

(HBĐT) - Trong 2 ngày 24-25/11, tại trường Trung học KT-KT Hòa Bình, Sở Tài chính mở lớp bồi dưỡng kiến thức kế toán và quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp cho gần 400 đại biểu là hiệu trưởng, kế toán các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được tự chủ về tài chính.

Học để xây dựng biển đảo

Giữa chập chùng sóng gió biển khơi, những chiếc ghe, thuyền thúng mong manh của những người cha nghèo vẫn ngày đêm bám biển cho con đến lớp và những người mẹ tảo tần kiếm tiền mua sách, vở cho con...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục