Trường tiểu học thị trấn Cao Phong (Cao Phong) luôn đạt số học sinh giỏi cấp tỉnh hàng năm có từ 30-35 giải.
(HBĐT) - Cô giáo Phạm Thị Thu, hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Cao Phong (Cao Phong) cho rằng, để trở thành trường chuẩn quốc gia(năm 2007), bên cạnh sự nỗ lực của thầy và trò, là sự chăm lo, đầu tư của các cấp, ngành và toàn dân. Chính công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh đã tạo nên động lực để nhà trường không ngừng lớn mạnh…
Có sự quan tâm, đầu tư của địa phương, với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, nhiều nhà cao tầng đã được xây dựng gồm tòa nhà 2 tầng (12 phòng học) và 2 phòng 1 tầng, cùng các công trình khác như tường bao, công trình phụ trợ…đều có sự đóng góp đáng kể của người dân thị trấn Cao Phong. Tuy nhiên, điều mà nhà trường tâm đắc hơn chính là sự phối hợp của hội cha mẹ học sinh, chi hội khuyến học, các ngành, đoàn thể thị trấn trong chung tay, góp phần nâng cao chất lượng 2 mặt cho học sinh. Năm học 2010-2011, trong số 425 học sinh, nhà trường có 280 học sinh giỏi môn tiếng Việt (môn toán có 347 em); 123 học sinh xếp loại khá môn toán có 59 em; trường không có học sinh yếu. Tại kỳ thi học sinh cấp tỉnh, trường có 33 em đoạt giải. Trong khuôn viên nhà trường rộng 4998 m2, trường đang nỗ lực để xứng đáng là trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, từng bước có các giải pháp nhằm đạt chuẩn quốc gia mức độ 2…Nhìn lại bước đường phát triển của sự nghiệp giáo dục Cao Phong, đồng chí Phạm Ngọc Nhất, trưởng phòng GD&ĐT huyện cho rằng, trong nhiều năm qua, cụ thể hóa những định hướng về phát triển giáo dục mà nghị quyết Đảng bộ huyện khóa 25 và khóa 26 (nhiệm kỳ 2010-2015), huyện đã từng bước đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động được sức mạnh của toàn dân cùng tham gia. Do làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, Cao Phong đã tạo được sự tham gia, ủng hộ của toàn dân trong việc ủng hộ nguồn lực, góp phần xây dựng cơ sở trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp hơn. Trong đó có sự vào cuộc của các ngành, đoàn thể, hội khuyến học và các tổ chức xã hội. Trong vòng 5 năm lại đây, ước tính, mỗi năm, huyện đều huy động được 1,6 tỷ đồng từ sự chung tay, đóng góp của toàn dân cho 40 trường trong toàn huyện. Nhiều nơi, nhân dân đã nhượng lại cho nhà trường số diện tích đất nhất định để các trường mở rộng diện tích, xây dựng trường chuẩn quốc gia như tại xã Dũng Phong. Nhân dân Xuân Phong, Bắc Phong, Dũng Phong đã huy động hàng ngàn ngày công để tạo mặt bằng, trồng cây xanh, công trình phụ trợ, tạo điều kiện để các trường tiểu học, THCS phấn đấu thành trường chuẩn quốc gia. Trong sự vào cuộc của toàn dân và các tổ chức, đoàn thể, tổ chức xã hội, Hội khuyến học đã ghi được dấu ấn nhất định khi triển khai được hàng loạt phần việc có ý nghĩa: 100% số xã, thị trấn duy trì được tổ chức hội và phát triển được các chi hội tới tận xóm, trường; gây dựng được quỹ khuyến học huyện trên 110 triệu đồng/năm và chi hội khuyến học xã, thị trấn có từ 10-15 triệu đồng/đơn vị. 3-4 năm gần đây, cùng với các cấp, các ngành hữu quan, Hội khuyến học huyện đã duy trì được lễ phát thưởng cho giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh thi đỗ đại học (mỗi năm có trên 200 lượt người được khen thưởng). Nhiều đơn vị, tổ chức tại địa bàn cũng vào cuộc đối với giáo dục bằng những việc làm thiết thực (tổ chức Childfun, Công ty nông sản rau quả Cao Phong…). Đối với các trường vùng đặc biệt khó khăn: Thung Nai, Yên Thượng, Yên Lập và các em có hoàn cảnh khó khăn được ngành GD& ĐT huyện quan tâm đúng mức (toàn huyện có khoảng 200 em được các thầy, cô, tổ chức, đoàn thể nhận chăm sóc, động viên và hỗ trợ về sách, bút)…
Trong mối quan tâm chung của toàn dân, hiện nay, trên địa bàn huyện không có học sinh tiểu học bỏ học; đối với học sinh THCS, tỷ lệ này chiếm dưới 1%; số trẻ ngành học mầm non đến trường chiếm 75,1% (năm học 2011-2012). Nếu trước năm 2005, mỗi năm học, huyện có 50-60 học sinh giỏi cấp tỉnh thì vài năm gần đây đều có trên 120 giải. Trên địa bàn huyện đã 10 trường đạt chuẩn quốc gia; hiện có từ 2-3 trường có cơ hội trở thành trường chuẩn quốc gia trong tương lai gần. Tỷ lệ phòng học kiên cố của huyện chiếm 94%./.
Bùi Huy
“Đào tạo nghề nông nghiệp nông thôn là mục tiêu hàng đầu của Đảng và Nhà nước, phải xem dạy nghề là một mục tiêu, giải pháp quy hoạch nông thôn. Thanh Hóa cần có những chính sách, cơ chế đồng bộ trong quá trình đào tạo nghề cho nông dân”.
Anh quốc đã và đang là điểm đến, lựa chọn số một của các bạn sinh viên quốc tế khi mong muốn đi du học. Nơi đây có những ngôi trường lâu đời, uy tín và cũng là nơi có nhiều cải cách về giáo dục nhất trên thế giới.
Năm anh lên 3 tuổi, căn bệnh sởi quái ác đã cướp đi ánh sáng đôi mắt. 25 năm kiên trì giấc mơ con chữ, đến nay người thầy giáo trẻ đã có 2 tấm bằng đại học, 1 bằng thạc sĩ và hiện vẫn ấp ủ dự định học lên tiến sĩ.
(HBĐT) - Thời gian qua, trong phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, nhiều đơn vị trường và cán bộ, giáo viên ngành GD&ĐT Lương Sơn đã được ghi nhận bằng sự khen thưởng xứng đáng. Cụ thể như bằng khen của Bộ GD&ĐT( năm học 2009-2010); 2 bằng khen của UBND tỉnh( trường tiểu học Long Sơn và 1 cá nhân), 2 giấy khen của sở GD&ĐT cho 1 cá nhân ở trường mầm non Cao Thắng và trường THCS Hoà Sơn...Điều đáng mừng hơn là chính phong trào này đã có những tác động đáng kể đối với sự nghiệp GD&ĐT vùng cửa ngõcủa tỉnh...
Trong quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh vừa công bố, Bộ GD-ĐT yêu cầu các đại học, học viện, trường đại học không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Nhiều trường đại học có đào tạo hệ trung cấp đã bày tỏ quan điểm xin được giữ lại hệ đào tạo này.
Nhiều trường tự gắn tên quốc tế và quảng cáo rất hoành tráng để thu học phí ngất ngưởng, thế nhưng cơ sở vật chất chưa đúng tầm...