Trong kỳ thi học sinh giỏi năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.

Đó là một trong những điểm mới của đề thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 mà Bộ GD-ĐT vừa hướng dẫn.

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, phạm vi nội dung kỳ thi chọn học sinh giỏi (HSG) quốc gia THPT năm 2012 theo Chương trình giáo dục THPT hiện hành và Chương trình chuyên sâu các môn chuyên cấp THPT ban hành.

Về hình thức thi và đề thi, trong các kỳ thi HSG từ năm 2012, cùng với việc thực hiện hình thức thi viết và thi lập trình trên máy vi tính, Bộ GD-ĐT sẽ từng bước triển khai thực hiện hình thức thi nói đối với các môn Ngoại ngữ và hình thức thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Bước đầu, trong kỳ thi HSG năm 2012, các môn Ngoại ngữ sẽ có thêm hình thức thi nói ở mức độc thoại của thí sinh; đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, sẽ có câu hỏi về thực hành trong đề thi.

Lịch tổ chức thi, ngày 11/1/2012, các Hội đồng coi thi tổ chức buổi thi viết cho các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc và buổi thi lập trình trên máy vi tính cho môn Tin học.

Ngày 12/1/2012, các Hội đồng coi thi tổ chức buổi thi viết cho các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; buổi thi lập trình trên máy vi tính cho môn Tin học và buổi thi nói cho các môn Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc.

Thời gian bắt đầu làm bài của mỗi buổi thi: 8 giờ 00. Thời gian làm bài của buổi thi nói: Mỗi thí sinh thực hiện phần thi của mình trong 15 phút (không kể thời gian bắt thăm đề), gồm 10 phút chuẩn bị câu trả lời và 5 phút trình bày câu trả lời (kể cả thời gian đọc đề thi để ghi âm).

Năm nay, Bộ cũng lưu ý, người được cử đi coi thi môn Tin học và các môn Ngoại ngữ phải là giáo viên đang giảng dạy chính môn đó ở cấp THPT; ngoài ra, giáo viên được cử đi coi thi các môn Ngoại ngữ phải là người biết sử dụng thành thạo thiết bị nghe đĩa CD và máy vi tính.

 

                                                                      Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Phòng máy tính của trường THCS thị trấn Đà Bắc (Đà Bắc) đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh.
Tiến sĩ Nguyễn Trường Thịnh hướng dẫn sinh viên Khoa Cơ khí - Chế tạo máy thực hiện công trình nghiên cứu tại Open Lab
Không có hình ảnh

Nghệ An: Thu sai quy định, 31 trường phải hoàn trả các khoản thu

Thời gian qua, Sở GD-ĐT Nghệ An đã tiến hành thanh, kiểm tra công tác tuyển sinh đầu cấp học và thực hiện các khoản thu đầu năm học 2011-2012. Theo đó, Sở phát hiện có 31 trường thu sai quy định trong tổng số 113 trường trên địa bàn.

Cao Phong: Cộng đồng chung tay thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển

(HBĐT) - Cô giáo Phạm Thị Thu, hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Cao Phong (Cao Phong) cho rằng, để trở thành trường chuẩn quốc gia(năm 2007), bên cạnh sự nỗ lực của thầy và trò, là sự chăm lo, đầu tư của các cấp, ngành và toàn dân. Chính công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh đã tạo nên động lực để nhà trường không ngừng lớn mạnh…

Một triệu nhà giáo chờ phụ cấp

Những tưởng từ cách đây ba tháng, thu nhập của khoảng một triệu nhà giáo dạy học năm năm trở lên sẽ tăng 465.000 đồng/người/tháng. Đâu ngờ, họ phải chờ chưa biết đến bao giờ.

Sẽ tiếp tục cử cán bộ, giảng viên ra nước ngoài đào tạo

Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục đề nghị Nhà nước kéo dài Đề án 322 đến hết năm 2014 để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nghiên cứu khoa học và giảng viên đại học.

Dạy học sinh cá biệt: Lạt mềm buộc chặt

Làm sao dạy học sinh cá biệt nên người luôn là câu hỏi khó tìm lời giải. Nhưng có những giáo viên vẫn chịu khó, sáng tạo để tìm ra “thuốc đặc trị”.

Bát nháo đào tạo liên thông

Đào tạo liên thông (LT) đang bị bóp méo từ tuyển sinh đầu vào đến quá trình đào tạo. Tệ hại hơn khi những người thực hiện đang lợi dụng nó chỉ nhằm lôi kéo người học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục