Còn vài ngày nữa là con thi học kỳ 1, ba ra tối hậu thư là mẹ phải sắp xếp mọi công việc để tập trung cho con ôn thi tốt nhất. Nhưng mà...

 


Con mới chỉ học lớp một thôi, có gì phải căng thẳng thế.

Có lần mẹ và ba đã tranh cãi kịch liệt về việc cho con đi học thêm sau giờ tan lớp. Ba nhất quyết rằng, nếu không cho đi học thêm thì con không thể theo kịp bạn bè, những cô bé, cậu bé sinh đầu năm, lớn hơn con gần 10 tháng tuổi, lại học chữ từ tuổi mẫu giáo, và ngày nào cũng đi học thêm!

Nhưng mỗi lần đón con tan học về, nhìn con giống như chim non sổ lồng, mẹ không nỡ cắt đi thời gian quý báu con vui vẻ và thoải mái như thế được. Mẹ và ba quyết định chia nhau, người kèm con Toán, người kèm con môn Tiếng Việt vào buổi tối khoảng một giờ đồng hồ.

Với môn toán, con không gặp khó khăn gì nhiều, nhưng với môn Tiếng Việt và tập viết thì quả là nan giải. Mẹ đi tham khảo các bà mẹ có con trai khác thì đều gặp cái lắc đầu ngao ngán: tình trạng đánh vần chậm và viết như gà bới cực kỳ phổ biến. Nhưng khổ nhất là mỗi lần con bị giao nhiệm vụ tập viết là cứ như uống thuốc đắng, nhăn nhó thảm hại.

Cho mẹ xin lỗi vì đã đánh chiếc đũa vào mông con mỗi khi nhìn thấy điểm chính tả hàng ngày lên lớp chỉ được 5 đến 6 điểm. Sau khi ngồi xem hàng loạt những chữ con tập viết ở lớp, mẹ thấy rằng đó toàn là những chữ xa lạ với cuộc sống hàng ngày của con. Con phải nghe và chép lại những từ xa lạ ấy, vậy thì làm sao con có thể viết đúng chính tả được. Có lẽ cho mẹ trở lại ngày bé và viết những chữ như thế này, mẹ cũng phải chịu ăn "ngỗng" thôi con ạ.

Cho mẹ xin lỗi vì đã cáu gắt mỗi khi con đòi mẹ giải thích những vần thơ mặc dù rất hay nhưng vẫn còn xa lạ ở tuổi của con kiểu như "vàng mơ như trái chín, nhành giẻ treo nơi nào, gió đưa hương thơm lạ", "trong vòm lá mới chồi non, chùm cam bà giữ vẫn còn đung đưa"...

Thực ra, điều đó chứng tỏ sự bất lực của mẹ, làm sao mẹ có thể giải thích cho con những từ mà phải lớn thêm vài tuổi nữa, con mới có thể hiểu được. Lúc đó mẹ phải nói: thôi, con cứ nhìn thấy gì thì đọc chữ đó cho mẹ, chứ đừng hỏi nghĩa làm gì.

Nhờ con, mẹ phát hiện ra rằng, con thông minh hơn những nhà soạn sách đấy. Trong bài học về vần "am", sách giáo khoa đưa ra từ "rừng tràm", mẹ đố con tìm chữ gì có vần "am", con đọc ngay chữ "Việt Nam", "số tám", "tham lam" làm mẹ mừng rơi nước mắt. Nhà viết sách lý luận rằng, bởi vì phải viết cho cả học sinh nông thôn và thành phố nên không tránh được những từ khó đối với trẻ em thành phố, nhưng mẹ tin rằng, may ra chỉ những em ở Cà Mau mới hiểu từ "rừng tràm" thôi con nhỉ, còn lại sẽ chỉ đọc như một cái máy thôi.

Mẹ đã cày tung ở trên Internet để tìm hiểu xem ở nước ngoài, người ta dạy chữ viết như thế nào cho trẻ con. Thật may mắn, mẹ tìm được tài liệu, ở đó người ta đã nghiên cứu về trẻ con rất kỹ và hiểu chúng có thể làm được gì. Mẹ làm theo và nhận được thành công rực rỡ!

Thật là đơn giản. Tan giờ làm, mẹ ghé vào hiệu sách và tìm mua được loại giấy viết thư dành cho trẻ con màu sắc sặc sỡ. Đưa tập giấy viết thư và gợi ý con có thể viết thư cho người nào mà con yêu quý nhất (chuyên gia giáo dục nước ngoài gợi ý mà). Con nói muốn viết thư cho bà ngoại và ông già Noel. Con ngồi một mạch viết thư cho bà ngoại mấy dòng liền (nói con muốn đến tết bà vào chơi với con), ông già Noel cũng vậy (muốn ông già nôi-en tặng con đồ chơi ô tô), thậm chí có thể tự diễn đạt và không hỏi mẹ cách viết một từ nào, ngoại trừ một từ con viết sai là "ông già nôi en".

Con không thể tưởng tượng là mẹ vui mừng thế nào. Trước đây, ngày nào con cũng "mặc cả" với mẹ về vụ viết chính tả, thậm chí mẹ ngồi kèm bên cạnh con mới chịu viết, thế mà chỉ cần thay đổi "chiến lược" một chút thôi, con đã viết được hai bức thư liền.

Nhưng mẹ cũng phải thừa nhận rằng, nhiều khi mẹ cũng phải ép con học những thứ con không thích của chương trình, mẹ phải trở thành "mẹ Hổ" ở một khía cạnh nào đó, vì con đang phải theo học chương trình giáo dục Việt Nam, sẽ phải trải qua những kỳ thi để vào những trường tốt. Mẹ hiểu nỗi lòng của nhiều bậc cha mẹ khác rằng nếu các con không chịu học thì không thể vào được đại học, không thể có một tương lai tốt đẹp về cuộc sống vật chất. Ba đã từng ở nước ngoài nên ba nói với mẹ: chúng ta không thể so sánh với giáo dục nước ngoài được vì ở đó, người ta không cần phải quá tranh đấu để có được một việc làm tốt. Giáo dục của họ là "xa xỉ" vì họ đầu tư rất nhiều. Giáo dục của họ cho phép sự sáng tạo vì họ có một môi trường làm việc sáng tạo trên cấp độ quốc gia.

Hôm nay đến cơ quan, mẹ cũng phì cười khi thấy các bà mẹ có con học lớp 1, lớp 2, lớp 3 đều bắt đầu câu chuyện: lũ trẻ sắp thi học kỳ rồi đấy!

 

                                                                     Theo VNN

Các tin khác

Không có hình ảnh
Cục trưởng Bùi Anh Tuấn:
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mức đóng BHYT vẫn khá cao với HS-SV nông thôn

Ngày 16/12, Bộ Y tế đã tổ chức Hội thảo "Báo cáo kết quả nghiên cứu tình hình thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên."

Nhiều gian lận, tiêu cực trong ngành giáo dục Thanh Hóa

Theo kết quả giám sát của HĐND tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2009 đến 2011 nhiều địa phương trong tỉnh báo cáo số lượng học sinh cao hơn thực tế để hưởng ngân sách phân bổ theo số lượng học sinh.

22 thí sinh tham dự hội thi cán bộ quản lý giỏi bậc tiểu học

(HBĐT) - Trong 3 ngày, từ 13- 15/12, tại trường Tiểu học Sông Đà, (thành phố Hòa Bình), Sở GD & ĐT đã tổ chức Hội thi cán bộ quản lý giỏi bậc tiểu học cấp tỉnh năm học 2011 - 2012. 22 thí sinh được lựa chọn từ cấp cơ sở là hiệu trưởng tiêu biểu của các trường trên địa bàn 11 huyện, thành phố đã về dự.

Trường THPT Lương Sơn - 45 năm xây dựng và trưởng thành, phấn đấu trở thành trường chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Trường THPT Lương Sơn được thành lập tháng 8/1966. Qua những bước thăng trầm gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, trường luôn nỗ lực, khẳng định được trong sự nghiệp trồng người. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, trường vẫn luôn thể hiện được tinh thần vượt khó, phấn đấu thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng dạy tốt, học tốt”, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn. Cũng trong suốt 45 năm qua, trường luôn nhận được sự đầu tư, chăm lo, ủng hộ, động viên, khuyến khích của các cấp, ngành trong và ngoài tỉnh.

Tại Diễn đàn GD sáng tạo toàn cầu của Microsoft Việt Nam đã ghi dấu ấn trên bản đồ giáo dục thế giới

Diễn đàn giáo dục toàn cầu lần thứ 7 của Microsoft vừa diễn ra tại thủ đô Washington nước Mỹ, quy tụ gần 800 giáo viên ưu tú từ hơn 75 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam cùng nhau thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc đối thoại mới của giáo dục toàn cầu.

Người Việt Nam duy nhất ở Viện Hàn lâm Khoa học Pháp

Trong hơn 400 nghìn người Việt Nam sinh sống và làm việc ở Pháp, có khá nhiều người thành đạt, được xã hội Pháp trọng dụng. Trong số này phải kể đến Giáo sư - Viện sĩ Bùi Huy Đường, người Việt Nam duy nhất của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp với khoảng 350 thành viên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục