Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh tham quan phòng giao dịch việc làm của Trung tâm.
(HBĐT) - Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức đào tạo, dạy nghề ngắn hạn, tư vấn thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động.
Từ khi thành lập, đội ngũ cán bộ, viên chức chỉ có 10 người, cơ sở vật chất thiếu thốn. Đến nay, số cán bộ đã được tăng cường trên 50 người. Trung tâm hiện có 4 phòng chức năng là Phòng Đào tạo nghề; phòng Dịch vụ việc làm, phòng Hành chính kế toán và phòng Bảo hiểm thất nghiệp. Cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy nghề, thiết bị sàn giao dịch việc làm được Nhà nước trang bị lên tới trên 5 tỷ đồng.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, hàng năm, bình quân Trung tâm đã tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn cho hàng ngàn lao động, đặc biệt là lao động khu vực nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tư vấn thông tin thị trường lao động cho trên 5.000 người, giới thiệu việc làm cho hàng ngàn người đi làm việc ở trong và ngoài nước, góp phần đáng kể trong giải quyết việc làm mới cho 16.000 lao động trên địa bàn hàng năm, nâng tỷ lệ lao động trong tỉnh từ 11% (năm 1995) lên 25% vào cuối năm 2010. Ngoài ra, Trung tâm còn tận dụng cơ sở vật chất, liên kết với các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức được 6 lớp đại học, 1 lớp cao đẳng chuyên ngành kinh tế cho số cán bộ trong ngành LĐ-TB&XH và một số ngành kinh tế khác trên địa bàn. Trong khoảng thời gian từ năm 2003-2006, Trung tâm đã phối hợp với các cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, Tỉnh Đoàn thanh niên được sự chỉ đạo của tỉnh, sự giúp đỡ về chuyên môn của ngành, hàng năm đã liên tục mở các phiên hội chợ việc làm nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá làm chuyển biến về mặt nhận thức cho người lao động và gia đình họ về việc làm, đào tạo nghề và các địa chỉ của cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, từ đó, họ có cơ hội lựa chọn cơ sở đào tạo để học nghề, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, ngoài nước để có việc làm phù hợp với khả năng, điều kiện, hoàn cảnh.
Tiếp tục phát huy kết quả đó nhằm thay đổi cách thức tiếp cận ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả của thị trường lao động, giúp cho người lao động và người chủ sử dụng lao động, giữa các cơ sở dạy nghề và người học nghề, giữa các doanh nghiệp với người lao động, giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo thường xuyên được gặp gỡ. Từ năm 2007 đến nay, Trung tâm được đầu tư mở Sàn giao dịch việc làm, hoạt động cung cấp thông tin tới người lao động được cải tiến, nâng cấp và hiện đại hoá thông qua hệ thống website, qua trao đổi tư vấn và tuyển dụng trực tiếp đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động trong tìm kiếm việc làm. đến nay, Trung tâm đã có 4 sàn giao dịch việc làm, 1 sàn hàng quý mở 1 phiên tại Trung tâm, 3 sàn giao dịch vệ tinh ở 3 huyện: Lạc Sơn, Lạc Thuỷ, Lương Sơn, bình quân mở 4 phiên/năm và mở di động xuống các vùng trong các huyện, các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn có đông dân cư, các trường học có đông học sinh của tỉnh.
Từ năm 2008, Trung tâm thực hiện thêm chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Sau 2 năm tổ chức thực hiện đã tiếp nhận đăng ký và giải quyết cho 463 lao động thất nghiệp với số tiền gần 2 tỷ đồng. Từ những kết quả mà Trung tâm đã đạt được trên các lĩnh vực trên đã góp phần vào sự ổn định về chính trị, TTATXH, là động lực trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân trong tỉnh , đặc biệt là những người làm công, ăn lương và người yếu thế trong xã hội.
Tuy nhiên, số lao động hàng năm thiếu việc làm ở khu vực nông thôn và thất nghiệp ở khu vực thành thị ngày càng tăng, bình quân khoảng 7.000 lao động. Là tỉnh miền núi, thị trường lao động chưa phát triển, tâm lý và nhận thức của người lao động về việc làm, dạy nghề còn hạn chế, mặt khác, điều kiện cơ sở vật chất, trang, thiết bị phục vụ công tác chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Chính vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng tư vấn, số người được tư vấn, giới thiệu qua trung tâm chưa nhiều, đây thực sự là một trở ngại của Trung tâm trong quá trình hoạt động. Vấn đề việc làm, thu nhập và tăng trưởng kinh tế, xóa đói - giảm nghèo ở mỗi địa phương đang là vấn đề bức xúc và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay trong thời kỳ ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng kinh tế, lạm phát gia tăng, đồng thời góp phần quan trọng cho công cuộc xóa đói - giảm nghèo của tỉnh theo đúng tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cần phấn đấu thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, giai đoạn 2011-2015, Trung tâm cần tập trung đầu tư nâng cấp mở rộng sàn giao dịch việc làm ở tỉnh và các sàn vệ tinh ở khu vực Lương Sơn, Lạc Thuỷ và Lạc Sơn về cơ sở vật chất, trang, thiết bị phục vụ sàn giao dịch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ tỉnh đến cơ sở để đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường đến các xã, phường, thị trấn phục vụ cho việc tìm kiếm việc làm, học nghề cho lao động, đặc biệt là lao động ở vùng sâu, xã, đồng bào các dân tộc thiểu số.
Hai là, tăng cường công tác cải cách hành chính trong việc tuyển dụng và nâng cao chất lượng cán bộ thông qua tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ làm công tác tư vấn, giới thiệu việc làm đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu trong giai đoạn hiện nay nhằm giải quyết tốt chính sách cho người lao động, phối hợp với các trung tâm giới thiệu việc làm khu vực và trong cả nước thông qua hệ thống website người tìm việc, việc tìm người để khai thác thông tin thị trường lao động của các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trong cả nước để tư vấn, giới thiệu cho người lao động ở địa phương.
Ba là, phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn, Phòng LĐ-TB&XH huyện, Trung tâm dạy nghề huyện trong tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng thông tin thuộc Trung tâm dạy nghề huyện để quản lý hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho sàn giao dịch vệ tinh đảm bảo thông suốt cho các phiên giao dịch việc làm.
Bốn là, tổng hợp nhu cầu cung - cầu lao động, nhu cầu đào tạo của lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn, ở vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thông qua sàn giao dịch việc làm để tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành để hoạch định chính sách và có kế hoạch điều chỉnh thị trường lao động cho phù hợp sát thực tế góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.
Nguyễn Thanh Thủy
Phó Giám Đốc Sở LĐ-TB&XH
Trên đường chạy đua giành giải học sinh giỏi quốc gia, những gia đình có con em vào đội tuyển đầy danh giá phải đóng góp những khoản chi phí tốn kém, có khi lên đến vài chục triệu đồng.
(HBĐT) - Trong 3 ngày (từ 28 - 30/12), Phòng GD&ĐT huyện Cao Phong đã tổ chức hội thi Phó hiệu trưởng giỏi cấp THCS năm học 2011- 2012. Tham gia có 13 phó hiệu trưởng đến từ các trường THCS trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Ngành GD &ĐT tỉnh hiện có 716 trường, trung tâm và 210 TTHTCĐ. Những năm học qua, thực hiện Chỉ thị số 55 ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012, ngành đã có những nỗ lực và đạt được kết quả nhất định. Tổng kết năm học 2010 - 2011, trong thành tích chung được Bộ GD &ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc, mảng ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục là một trong 13 lĩnh vực công tác được Bộ đánh giá cao...
Năm 2004, Bộ GD-ĐT triển khai chương trình kiểm định chất lượng (KĐCL) tại các trường ĐH trên cả nước. Sau thời gian sôi động, đến nay mọi thứ lại hết sức im ắng.
Học sinh chuyên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế được ưu tiên xét tuyển vào đại học hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước và nước ngoài.
Trong đơn khiếu nại gửi đến báo Tuổi Trẻ và các cơ quan chức năng, tập thể phụ huynh khối lớp 1 Trường tiểu học Vĩnh Phước 2, TP Nha Trang (Khánh Hòa) cho biết ngoài những khoản như tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ hội phụ huynh học sinh, tiền bảng tên, tiền phục vụ..., năm học này phụ huynh học sinh còn phải đóng thêm 250.000 đồng để mua tivi LCD và đầu máy.