Trung tâm tổ chức đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho chị em phụ nữ xã Tân Pheo (Đà Bắc).
(HBĐT) - Tổ chức dạy nghề cho người lao động là một trong những nhiệm vụ được Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh chú trọng. Trung tâm tích cực phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức mở lớp đào tạo nghề tại chỗ cho các địa phương với những ngành, nghề phù hợp với trình độ văn hóa, điều kiện hoàn cảnh gia đình và thực tế nguồn nhân lực địa phương.
Ông Bùi Đình Nhu, Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cho biết: Qua tổ chức khảo sát, hội thảo, điều tra nhu cầu học nghề của các địa phương, đào tạo tại Trung tâm, đào tạo tại các cơ sở huyện vùng sâu, xa, gắn đào tạo dạy nghề với giải quyết việc làm tại chỗ, liên kết đào tạo với các doanh nghiệp, sau đào tạo chuyển đổi cơ cấu nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập nên hầu hết các nghề học phù hợp với nông dân. Mục tiêu của Trung tâm là gắn đào tạo dạy nghề với giải quyết việc làm, đào tạo giải quyết việc làm tại chỗ, đào tạo gắn với khu công nghiệp và các doanh nghiệp có nhu cầu về lao động với mục đích đào tạo chuyển đổi cơ cấu nghề lao động nông thôn, chuyển đổi nghề mới có thu nhập ổn định. Đào tạo dạy các loại nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của từng vùng trên địa bàn tỉnh. Năm 2011, Trung tâm đã tổ chức được 28 lớp đào tạo nghề ngắn hạn với 7 nghề đào tạo gồm may công nghiệp, chổi chít, sửa chữa may nông nghiệp, hàn điện, điện dân dụng...cho cho 791 học viên. Chất lượng sau đào đạo đạt 79%, trong đó, lao động tìm được việc làm tại chỗ 65%, có 25% làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trung tâm gắn công tác đào tạo với giới thiệu việc làm ở các doanh nghiệp trong tỉnh, ngoài tỉnh, mở rộng các loại hình tư vấn, thông tin thị trường lao động đến tận cơ sở với người lao động. Mở rộng phạm vi, cải tiến phương pháp tư vấn, gắn tư vấn với giới thiệu giải quyết việc làm ở các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, cung ứng xuất khẩu lao động, tuỳ theo từng loại nghề, trình độ tay nghề, nhu cầu tuyển lao động của các doanh nghiệp để tư vấn. Năm qua, Trung tâm đã tư vấn giới thiệu việc làm sau nghề cho 4.217 lao động, trong đó có 628 lao động tìm được việc làm; tạo nguồn xuất khẩu lao động cho gần 400 lao động, giới thiệu việc làm trong nước cho 123 lao động, cung ứng xuất khẩu lao động được 133 lao động. Ngoài ra, Trung tâm đã được đầu tư trang thiết bị mở sàn giao dịch việc làm tại đơn vị và các sàn vệ tinh ở huyện Lương Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thuỷ. Đây là đầu mối về thông tin thị trường lao động trong và ngoài nước trên trang website, tạo điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động nắm bắt được thông tin chính xác, kịp thời.
Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo nghề đang được tiếp nhận nguồn kinh phí của T.Ư và tỉnh để đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó, ưu tiên những hộ không còn đất canh tác nông nghiệp. Các trường cũng đang hướng mạnh về cơ sở để mở lớp đào tạo nghề tại chỗ, thu hút ngày càng đông người học.
Nhờ đẩy mạnh hoạt động đào tạo nghề tại cơ sở nên hiện nay, hàng nghìn lao động nông thôn đang được thu hút vào học nghề, có cơ hội tìm được việc làm, ổn định cuộc sống. Nhiều người sau khi học nghề đã được trang bị kiến thức, kỹ năng tay nghề để tự tạo việc làm tại gia đình, góp phần ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Trung tâm hiện nay góp phần cải thiện đời sống và thu nhập, giúp họ có “cần câu” trong phát triển kinh tế hộ, giảm nhanh, bền vững tỷ lệ đói nghèo. Cán bộ Trung tâm Giới thiệu việc làm cũng khuyến cáo: nông dân theo học đào tạo nghề cần nâng cao ý thức học tập để tiếp thu kiến thức KH-KT, mạnh dạn áp dụng sáng tạo vào thực tế sản xuất, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm đưa KH-KT vào cuộc sống. Năm 2012, Trung tâm đặt ra mục tiêu đào tạo nghề ngắn hạn cho 1.300 lao động nông thôn và lao động nghèo.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức đào tạo, dạy nghề ngắn hạn, tư vấn thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động.
Tâm lý của phần lớn phụ huynh hiện nay là sợ con mình kém so với các bạn nên đã cho con học đọc, viết trước khi vào lớp 1. Phụ huynh cần có cái nhìn khoa học hơn về vấn đề này.
(HBĐT) - Sáng ngày 3/1, tại điểm cầu Sở GD&ĐT tỉnh, Ban chỉ đạo PCGD tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến, đánh giá tình hình thực hiện công tác PCGD năm 2011; triển khai công tác PCGD năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tới dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT), các thành viên BCĐ của tỉnh cùng 11 điểm cầu các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Đây là năm thứ 2, Đề án 1956 (đào tạo nghề cho lao động nông thôn) được triển khai trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Thay vì một số nghề đã lựa chọn đào tạo nhưng không hiệu quả trước đây như chổi chít, mây - giang đan, Đề án hướng tới nghề nuôi gà đồi - một nghề gần gũi và thiết thực hơn với hộ nghèo. Đối với đối tượng được hưởng lợi, đề án đã đem đến cho họ cơ hội thoát nghèo.
Những vấn đề “nóng” nhất của lĩnh vực GD-ĐT trong năm 2011 được dư luận đặc biệt quan tâm hy vọng năm mới sẽ có sự đột phá.
Trên đường chạy đua giành giải học sinh giỏi quốc gia, những gia đình có con em vào đội tuyển đầy danh giá phải đóng góp những khoản chi phí tốn kém, có khi lên đến vài chục triệu đồng.