Một giờ học xếp hình của cô giáo Lê Thị Chiến với các bé trong lớp học “đặc biệt”. ảnh: Đ.T

Một giờ học xếp hình của cô giáo Lê Thị Chiến với các bé trong lớp học “đặc biệt”. ảnh: Đ.T

(HBĐT) - Đó là lớp học của cô giáo trẻ Lê Thị Chiến, sinh năm 1983 tại căn nhà cấp 4, tổ 14, phường Hữu Nghị (TPHB). Lớp học “đặc biệt” là những em nhỏ từ 3-5 tuổi với nhiều khuyết tật bẩm sinh được gia đình gửi đến nhờ cô Chiến chăm sóc, dạy bảo.

 

Cô giáo Lê Thị Chiến tâm sự: Lớp học “đặc biệt” này dành cho các cháu mắc chứng bệnh tự kỷ là chủ   yếu. Ngoài ra còn có các cháu chậm phát triển trí tuệ, động kinh, đao, khiếm thính. Là người đã gắn bó với lớp học được 6 năm, dạy dỗ nhiều học sinh, cô Chiến và nhiều giáo viên khác phải luôn quan sát từng hành động, cử chỉ nhỏ của các cháu, luôn kề cận để các cháu khỏi đánh nhau. Còn có cháu 13 tuổi hay tự đập đầu vào tường và tự cắn vào tay của mình rồi khóc.

 

Lớp học có 18 em, trong đó 14 em ở TPHB, 2 em ở Kỳ Sơn, 1 em ở Hà Nội và 1 em ở Tân Lạc. Cá biệt có em Lê Mạnh Hùng, sinh năm 2002 có hộ khẩu Hà Nội. Gia đình đã gửi em theo học lớp “đặc biệt” ở Hà Nội 4 năm nhưng không có kết quả. Hiện tại, Hùng theo học tại đây đã được 3 năm và có những chuyển biến tích cực. Tôi đến bên em cầm một đồ vật, hỏi đây là cái gì, ngập ngừng một lúc rồi em trả lời được. Tôi cảm thấy trong lòng nghẹn ngào khi thấy có em dù đã 15 tuổi nhưng vẫn chưa nhớ được tên của mình.

 

Các em đến với lớp học “đặc biệt” được 4 cô giáo quan tâm, yêu quý, được học các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng văn hóa và vận động. Trong đó có tập nhận biết các đồ vật đơn giản và phân biệt các loại sắc màu. Trong giờ học, nhìn các cô giáo hướng dẫn các em tỉ mỉ, xâu những viên hạt gỗ màu đỏ vào một chuỗi, dù được nhắc nhở tận tình, nhiều lần nhưng các em vẫn xâu lẫn cả hạt vàng, đủ để thấy các em gặp nhiều khó khăn trong việc nghe và nhận thức. Nhưng, các cô giáo vẫn kiên trì, bền bỉ. Đằng sau sự vất vả của các cô đó là sự trìu mến, tình yêu thương dành cho các em.

 

Quan sát các đồ vật xung quanh lớp học, có bảng, tivi, đồ chơi nhiều loại khác nhau, dù không được đầy đủ như lớp học của nhà trẻ công lập nhưng không khí trong lớp học thật ấm áp bởi những tấm lòng của những cô giáo yêu trẻ. Cô Nguyễn Thị Bích Đào dẫn tôi vào một phòng học nhỏ, phía bên trong chừng 12 m2. Cô nói đây là lớp học theo giờ của các bé tự kỷ nhưng vẫn có khả năng hòa nhập cộng đồng. Buổi học chỉ có một cô giáo và một học sinh, trong buổi học này, cô giáo sẽ giúp các bé hỏi các câu hỏi, tập trả lời khi được hỏi. Các bé thường được gia đình gửi đến học ở trường công, tan giờ học được đưa đến đây để học kỹ năng giao tiếp. Trường hợp cháu Văn Thị Thúy Hằng, sinh năm 2005, đến năm 2008 theo học tại lớp học “đặc biệt” này. Sau 2 năm, giờ cháu đã chuyển đến học trường tiểu học Trần Quốc Toản (TPHB). Hay như cháu Ngọc Mai ở Bãi Nai, Mông Hóa (Kỳ Sơn), sinh năm 2006, sau khi theo học từ 3-4 tháng, được cô Chiến, cô Đào dạy bảo nhiệt tình, hiện cháu Mai đã theo học bình thường tại trường mầm non Mông Hóa.

 

Bác Phạm Thị Phê (Mông Hóa - Kỳ Sơn) là bà ngoại cháu Nguyễn Khánh Huyền, sinh năm 2007 tâm sự: Cháu đã theo học tại lớp “đặc biệt” của cô Chiến được 5 tháng. Trước đây, cháu thể hiện ra bên ngoài là không quan tâm đến ai, rất nghịch và hay phá các đồ vật mà cháu sờ, cầm, nắm được. Mọi người gọi tên cháu nhưng cháu không phản ứng, cháu cũng không biết tên mình, chưa biết tự ăn. Những ngày đầu tiên đến lớp cháu khóc nhiều. Sau một thời gian theo học, cháu đã có nhiều tiến bộ là đã nhớ tên mình, biết gọi dù chỉ là một từ như ông, bà, bố, mẹ. Nếu cháu muốn ăn quả cam hay cái bánh cũng đã nói được một từ là “bóc”.

 

Cô giáo Chiến cho biết thêm: Dù tổng diện tích của lớp học “đặc biệt” chưa được 100 m2. Về vật chất còn nhiều khó khăn nhưng các cô giáo vẫn cảm thấy vui và hạnh phúc. Sau khi tốt nghiệp khoa giáo dục đặc biệt của Đại học Sư phạm Hà Nội, chúng mình đã góp phần nhỏ bé vào giáo dục mầm non cho những trẻ em thiếu may mắn trên quê hương Hòa Bình.

 

 

                                                                 Thanh Bình

                                                 (Tổ 12, P.Tân Thinh -TPHB) 

 

Các tin khác

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh tham quan phòng giao dịch việc làm của Trung tâm.
Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh phát biểu tại hội nghị giao ban trực tuyến.
Hộ gia đình chính sách xã Liên Hòa, huyện Lạc Thủy  phát triển đàn gà đồi đem lại nguồn lợi kinh tế cao.

Kỳ vọng giáo dục

Những vấn đề “nóng” nhất của lĩnh vực GD-ĐT trong năm 2011 được dư luận đặc biệt quan tâm hy vọng năm mới sẽ có sự đột phá.

Đằng sau hào quang học sinh giỏi quốc gia

Trên đường chạy đua giành giải học sinh giỏi quốc gia, những gia đình có con em vào đội tuyển đầy danh giá phải đóng góp những khoản chi phí tốn kém, có khi lên đến vài chục triệu đồng.

Hội thi phó hiệu trưởng giỏi cấp THCS huyện Cao Phong

(HBĐT) - Trong 3 ngày (từ 28 - 30/12), Phòng GD&ĐT huyện Cao Phong đã tổ chức hội thi Phó hiệu trưởng giỏi cấp THCS năm học 2011- 2012. Tham gia có 13 phó hiệu trưởng đến từ các trường THCS trên địa bàn huyện.

Ngành GD-ĐT: Phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, giảng dạy và học tập

(HBĐT) - Ngành GD &ĐT tỉnh hiện có 716 trường, trung tâm và 210 TTHTCĐ. Những năm học qua, thực hiện Chỉ thị số 55 ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GD &ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012, ngành đã có những nỗ lực và đạt được kết quả nhất định. Tổng kết năm học 2010 - 2011, trong thành tích chung được Bộ GD &ĐT tặng cờ thi đua xuất sắc, mảng ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục là một trong 13 lĩnh vực công tác được Bộ đánh giá cao...

Lơ là chuyện kiểm định chất lượng trường ĐH

Năm 2004, Bộ GD-ĐT triển khai chương trình kiểm định chất lượng (KĐCL) tại các trường ĐH trên cả nước. Sau thời gian sôi động, đến nay mọi thứ lại hết sức im ắng.

Sẽ có thêm chính sách ưu đãi cho HS trường chuyên

Học sinh chuyên đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi, cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế được ưu tiên xét tuyển vào đại học hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong nước và nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục