Dịp giáp Tết, trong khi người lao động ở nhiều doanh nghiệp háo hức với mức thưởng Tết hàng chục triệu đồng, thậm chí có người được nhận tới cả tỷ đồng, thì hầu hết thầy, cô giáo dường như chẳng mấy người dám trông chờ đến tiền thưởng…

 

Hà Nội - Tết này "ấm" hơn

Đó là cảm nhận tại hầu hết nhà trường tại Hà Nội thời điểm này. Dù chưa được cầm trên tay tiền thưởng Tết, song cứ như chủ trương của lãnh đạo quận, huyện, thị xã và ban giám hiệu thì Tết này sẽ "ấm" hơn. Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Nguyễn Hiệp Thống cho biết: Từ ngày 1-1-2011, định mức chi từ ngân sách cho mỗi HS ở các cấp học của Hà Nội được tăng trên dưới 2 lần (cao nhất là ở cấp THPT với 4 triệu đồng/HS/năm, trong khi mức cũ là hơn 1,8 triệu đồng; cấp THCS từ hơn 1,7 triệu đồng lên 3,7 triệu đồng, mầm non từ 2 triệu đồng lên 3,4 triệu đồng…). Vì thế, các trường đều có điều kiện hơn để chăm lo đời sống GV dịp lễ, Tết.

Cách đây hơn tháng, lãnh đạo Sở và công đoàn ngành cũng đã yêu cầu các cấp công đoàn cơ sở chú ý chăm lo hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đơn vị mình dịp Tết. Với trường học, nguồn thu chủ yếu từ học phí nên yêu cầu được quán triệt với các đơn vị ngay từ đầu năm là tiết kiệm chi tiêu ở mức cần thiết để dùng khi "nhà có việc". Khái niệm thưởng Tết trong ngành GD-ĐT bấy lâu nay dường như không tồn tại, song với việc được giao quyền tự chủ trong điều kiện ngân sách dành cho giáo dục của Hà Nội ngày càng tăng đã giúp cho các thầy, cô bớt đi ít nhiều lo toan.

Trên thực tế, tùy theo điều kiện của mỗi địa bàn, các trường có mức hỗ trợ Tết cho GV khác nhau. Nơi nào khéo léo chi tiêu trong cả năm qua sẽ có thêm phần kinh phí hỗ trợ. Năm nay, mỗi GV quận Tây Hồ dự kiến sẽ có thêm từ 2-4 triệu đồng để tiêu Tết. Ở Đan Phượng, theo Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thế Minh Khôi, dự trù kế hoạch thưởng Tết cho GV với mức cao gần gấp đôi so với năm ngoái, thấp nhất là 500 nghìn đồng/người. Đây cũng là mức hỗ trợ Tết trung bình của GV các trường vùng khó của huyện Mê Linh. Còn ở huyện Ba Vì, Trưởng phòng GD-ĐT Lê Ngọc Tôn cho biết, việc chăm lo hỗ trợ đời sống GV dịp Tết, nhất là với những GV ở các xã miền núi hoặc bãi giữa sông được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay cơ sở vật chất của hầu hết các trường trên địa bàn còn thiếu thốn nên cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ, sẻ chia.

Vẫn chưa hết ngậm ngùi

Nói về chuyện thưởng Tết, một cô giáo Trường Tiểu học Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) tâm sự: Ở nhiều nơi, dù ban giám hiệu khéo léo xoay xở, song việc thưởng Tết cho GV nhiều khi cũng chỉ ở mức gọi là động viên, là để cho có nên ít ai dám trông chờ vào khoản tiền này, nhất là khi năm hết Tết đến, nhiều việc cần phải lo. Dù vậy, cô cũng cho biết, quãng hai năm trở lại đây, nhiều phụ huynh ở trường cô thực sự đã quan tâm hơn đến chuyện dạy, chuyện học của cô và trò nên ngày Tết, các cô cũng được chăm lo nhiều hơn.

Ở Thủ đô, dẫu sao giáo viên cũng có điều kiện để lo cho mình và gia đình một cái Tết không đến nỗi thiếu thốn, nhưng vùng xa thì còn nhiều nơi khó khăn. Chuyện một cô giáo ở vùng cao tỉnh Quảng Ngãi 16 năm qua chỉ biết đến phần quà Tết là một bịch hạt dưa, chai dầu ăn; hay đồng nghiệp của chị, một thầy giáo cùng địa bàn suốt 23 năm gắn bó với ngành chưa hề biết đến khoản tiền Tết… có lẽ không quá lạ lẫm với những người yêu nghề. Thế nhưng, những câu chuyện ấy, những con người ấy lại khiến biết bao người ngậm ngùi… Lý giải về điều này, TS Bùi Hồng Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho biết, trong danh mục chi trả cho GV không có khoản tiền thưởng Tết. Các trường là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Với cơ chế này, nếu trường biết xoay xở, tiết kiệm chi phí thì có thể bổ sung vào quỹ tiền lương cho GV.

Có người đã dẫn ra rằng, trong "bảng xếp hạng" của các ngành về thưởng Tết, ngành giáo dục luôn ở vị trí "đội sổ". Điều này vẻ như không lạ. Cách đây vài năm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, khi ấy còn kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã viết thư kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ Tết cho GV, vì mong muốn bớt đi những tiếng thở dài. Thế nhưng, nó lại làm cho các thầy cô thêm xót xa, thậm chí chạm vào lòng tự trọng của họ. Điều mà những người được cả xã hội gọi bằng thầy cần hơn là những việc làm thiết thực, có trách nhiệm và thực sự nghiêm túc của các cấp, các ngành để có những cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp và xứng đáng với trọng trách mà họ đang mang chứ không phải trông chờ vào tài "khéo ăn thì no, khéo co thì ấm" của ban lãnh đạo nhà trường và lòng hảo tâm của xã hội.

 

                                                          Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục