Thông tin về cải tiến tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2012 đã được Bộ GD-ĐT liên tục đưa ra với hàng loạt dự kiến như sẽ thi thêm khối A1, các trường năng khiếu thay đổi khối thi, đồng thời Đại học Quốc gia không tổ chức thi mà xét tuyển dựa trên kết quả tuyển sinh ĐH-CĐ một số ngành… Trong khi đó, các trường đã hoàn tất xác định chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 báo cáo về bộ nên phương án bổ sung thêm khối A1 lại trường có trường không. Trước những thông tin này, hiện nay thí sinh lẫn các trường phải nín thở chờ đợi.

 

Quá nhiều dự kiến

Tại hội nghị tổng kết năm học 2010 - 2011 khối các trường ĐH-CĐ do Bộ GD-ĐT tổ chức hôm 29-10-2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã khẳng định: “Trong năm 2012 vẫn tổ chức thi tuyển sinh ĐH-CĐ theo phương thức “3 chung” nhưng sẽ có những điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý theo hướng mở rộng khối thi, điều chỉnh phương thức tuyển sinh với các ngành năng khiếu”. Một tháng sau, ngày 29-11-2011, Chỉ thị số 6036 do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký ban hành về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục ĐH cũng khẳng định kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2012 về cơ bản giữ ổn định theo giải pháp “3 chung”. Dù cho các trường ĐH trọng điểm, các trường ĐH thuộc khối năng khiếu, nghệ thuật được giao chủ động đề xuất phương án tuyển sinh nhưng với quy định vẫn giữ ổn định “3 chung” thì không thể có những thay đổi lớn cơ bản trong năm 2012.

Thế nhưng sau đó, hàng loạt thông tin được Bộ GD-ĐT đưa ra như dự kiến 3 phương án tuyển sinh gồm: bổ sung thêm một số khối thi để đáp ứng tốt hơn yêu cầu kiểm tra năng lực đầu vào của ngành đào tạo (thực hiện phương án này, các trường vẫn thi chung đề, chung đợt và chung kết quả thi); hai là các trường tự tổ chức thi riêng; ba là xét tuyển tích hợp giữa các khối (cụ thể, thí sinh khối A, khối B sẽ thêm cơ hội xét tuyển lấy điểm Toán, Hóa (khối A) cộng điểm môn Sinh (khối B) để xét tuyển vào các trường trong vùng tuyển. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cũng dự kiến bỏ thời hạn xét tuyển nguyện vọng (NV) 2, NV3 và điểm trúng tuyển NV sau bằng hoặc cao hơn điểm trúng tuyển NV trước.

Trong lúc Bộ GD-ĐT liên tục thông tin về những dự kiến thay đổi thì nhiều cơ sở đào tạo cũng thi nhau tung ra dự kiến. Trong đó, một số trường đã lên phương án mở thêm khối thi A1 (Toán, Lý, Anh văn) và các trường có khối thi năng khiếu (khối V, H, R) lại có điều chỉnh, thay đổi hoàn toàn mới. ĐH Quốc gia TPHCM (một trong 6 đơn vị được chọn làm thí điểm cải tiến tuyển sinh) lại thông tin không thi tuyển một số ngành mà chuyển sang xét tuyển...

Hội nghị tuyển sinh toàn quốc để gút lại những vấn đề đã đưa ra được Bộ GD-ĐT thông báo tổ chức vào ngày 14-1 nhưng đến nay cũng hoãn lại và không biết sẽ tổ chức vào ngày nào.

Cứ thế, những dự kiến liên tục được bộ rồi các trường thay nhau thông tin dù chưa có bất kỳ giải pháp khả thi nào kèm theo.

Nhiều trường ngại xáo trộn

Thực tế, cải tiến tuyển sinh “3 chung” là điều không chỉ các trường mà cả xã hội mong muốn. Tuy nhiên, cách làm khá cập rập, không có lộ trình cụ thể và thiếu đồng bộ như hiện nay đã tạo nên sự bối rối, lo lắng cho học sinh lớp 12, thí sinh đang luyện thi lại.

Dù vẫn giữ ổn định các khối thi, đồng thời ủng hộ phương án bổ sung khối thi nhưng PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, phân vân: “Dù Bộ GD-ĐT cho rằng chỉ mới là dự kiến nhưng đây là tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, trước khi áp dụng phải được bàn tính kỹ, có giải pháp để không bị rối, đồng thời phải đảm bảo quyền lợi của thí sinh. Nếu thực hiện phương án bổ sung thêm khối thi A1 mà trường có trường không thì những thí sinh chọn thi khối A1 không đậu NV1 sẽ xét tuyển các NV tiếp theo thế nào?”.

PGS-TS Văn Như Cương, Hiệu trưởng Trường THTP Lương Thế Vinh, cho rằng: “Chủ trương bổ sung khối thi của bộ là đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, bộ cần nhìn nhận tính hệ thống vì hiện nay học sinh lẫn giáo viên đang dạy và học theo kiểu “thi gì học nấy” chứ không phải “học gì thi nấy”. Do đó, phải có thời gian chuẩn bị dài hơn để học sinh không bị động.

Trong khi đó, trường có lượng thí sinh dự thi đông nhất cả nước là ĐH Cần Thơ lại không bổ sung thêm khối A1. Theo PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng nhà trường, cải tiến và đổi mới tuyển sinh là cần thiết nhưng hội đồng tuyển sinh của trường vẫn giữ ổn định các khối thi A, B, C, D. Lý do là nếu chọn phương án bổ sung khối A1 sẽ gây xáo trộn cho thí sinh cũng như công tác tổ chức thi, xét tuyển các NV tiếp theo.

Th.S Tạ Quang Lâm, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm TPHCM, không ủng hộ thêm khối A1. Theo lý giải của ông Lâm, nếu đợt 1 bổ sung khối A1 thì ngoài việc ảnh hưởng công tác kỹ thuật, thí sinh nào chọn khối A1 sẽ không được thi khối A vì thi cùng ngày. Nếu trường nào muốn chọn thêm các thí sinh giỏi tiếng Anh nên bổ sung khối D1 sẽ đỡ phức tạp hơn thêm khối A1.

Khi xác định chỉ tiêu, Trường ĐH Luật TPHCM cũng dự tính đưa thêm khối A1 nhưng do lường trước những rắc rối như sợ ảnh hưởng đến thí sinh, việc phân bổ, xác định chỉ tiêu giữa các khối cho từng ngành… nên cuối cùng trường không bổ sung khối A1.

TS Nguyễn Đức Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, thận trọng: “Vấn đề tuyển sinh ĐH-CĐ rất nhạy cảm vì nó không chỉ là chuyện của các trường mà liên quan đến cả xã hội. Vì vậy, việc cải tiến tuyển sinh phải thực hiện đồng bộ cùng nhiều chương trình hành động khác. Hơn nữa, số lượng thí sinh thi lại lần thứ hai, thứ ba… hàng năm lên đến khoảng 300.000 - 400.000 (chiếm trên 20% tổng số thí sinh của cả nước), việc đổi mới tuyển sinh cần phải có lộ trình để bảo đảm tính công bằng về thông tin và điều kiện ôn tập cho mọi thí sinh. Bên cạnh đó, chủ trương đổi mới đều phải kèm theo giải pháp kỹ thuật để bảo đảm tính khả thi, chứ hiện nay các thông tin đổi mới, dù chỉ là dự kiến nhưng liên tục được công bố, nếu bị thay đổi sau khi ban hành chính thức sẽ gây nhiễu cho học sinh”.

 

                                                            Theo SGGP

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trung tâm tổ chức đào tạo nghề dệt thổ cẩm cho chị em phụ nữ xã Tân Pheo (Đà Bắc).
Phạm Minh Khiết đang dạy học cho bé Bồng tại Công viên 30.4.

Bình Định: Hai chị em mồ côi cha học giỏi

Mồ côi cha từ nhỏ, hai chị em Ánh Nguyệt và Minh Nhật sống trong tình yêu thương, che chở của mẹ và bà nội. Với nghị lực vượt khó, cả hai chị em đã đạt được nhiều giải thưởng và thành tích trong học tập. Nhiều năm qua, hai em đều là học sinh giỏi.

Eo biển Hormuz là tuyến đường vận chuyển dầu quan trọng bậc nhất thế giới.

Sáng 7-1, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, TƯ Hội Sinh viên Việt Nam đã trao giải thưởng "Sao tháng giêng" và danh hiệu "Sinh viên 5 tốt" năm học 2010-2011 cho 200 sinh viên xuất sắc tiêu biểu.

Lớp học “đặc biệt” của cô giáo Lê Thị Chiến

(HBĐT) - Đó là lớp học của cô giáo trẻ Lê Thị Chiến, sinh năm 1983 tại căn nhà cấp 4, tổ 14, phường Hữu Nghị (TPHB). Lớp học “đặc biệt” là những em nhỏ từ 3-5 tuổi với nhiều khuyết tật bẩm sinh được gia đình gửi đến nhờ cô Chiến chăm sóc, dạy bảo.

Trung tâm Giới thiệu việc làm - địa chỉ tin cậy của người lao động

(HBĐT) - Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức đào tạo, dạy nghề ngắn hạn, tư vấn thông tin thị trường lao động và giới thiệu việc làm, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp, giới thiệu đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động.

Hiểu đúng việc dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1

Tâm lý của phần lớn phụ huynh hiện nay là sợ con mình kém so với các bạn nên đã cho con học đọc, viết trước khi vào lớp 1. Phụ huynh cần có cái nhìn khoa học hơn về vấn đề này.

Giao ban trực tuyến, triển khai công tác phổ cập giáo dục năm 2012

(HBĐT) - Sáng ngày 3/1, tại điểm cầu Sở GD&ĐT tỉnh, Ban chỉ đạo PCGD tỉnh đã tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến, đánh giá tình hình thực hiện công tác PCGD năm 2011; triển khai công tác PCGD năm 2012. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh tới dự và chỉ đạo hội nghị. Tham dự hội nghị còn có đại diện Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT), các thành viên BCĐ của tỉnh cùng 11 điểm cầu các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục