Giờ thi môn tiếng Anh tại Hội đồng thi tuyển sinh vào lớp 10, trường PTDTNT tỉnh.

Giờ thi môn tiếng Anh tại Hội đồng thi tuyển sinh vào lớp 10, trường PTDTNT tỉnh.

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 37 trường THPT. Năm học 2012 – 2013, các trường được tuyển 8.824 học sinh vào lớp 10. Việc tuyển sinh được thực hiện theo 2 phương thức thi tuyển và xét tuyển.

 

Thi tuyển áp dụng đối với các trường có có số thí sinh đăng ký dự tuyển nhiều hơn kế hoạch được giao; xét tuyển áp dụng đối với các trường có số học sinh đăng ký dự tuyển ít hơn hoặc bằng kế hoạch được giao. Theo đó, ngoài trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ 9 trường khác tổ chức thi tuyển là: PTDTNT tỉnh, THPT 19/5, THPT Lạc Sơn, THPT Lương Sơn, THPT Lạc Thủy, THPT Kim Bôi A, THPT Công Nghiệp, THPT Đà Bắc, THPT Mường Chiềng. Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức thi vào các ngày 28, 29, 30/6. Ngày 18, 19/7, các trường cùng đồng loạt tổ chức thi tuyển đợt II với hình thức chung đề. Học sinh thi 3 môn: toán (120 phút), ngữ văn (120 phút), tiếng Anh (60 phút). Đối với trường PTDTNT tỉnh thi tuyển hai hệ phổ thông và chất lượng cao. Học sinh thi vào lớp chất lượng cao thi thêm môn chất lượng cao vào ngày 20/7. Học sinh không đỗ vào trường được lấy kết quả xét tuyển vào trường THPT đã đăng ký nguyện vọng.

 

Theo ghi nhận của chúng tôi, trong đợt thi thứ II, trường PTDTNT tỉnh có áp lực với thí sinh cao nhất. Trường  có 652 học sinh đăng ký dự thi nhưng chỉ tuyển 219 em. Tỷ lệ “chọi” cao khiến nhiều học sinh và phụ huynh đều căng thẳng và hồi hộp. Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Chắp cho biết: Xác định “đầu vào” là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của trường nên công tác tuyển sinh được chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, nhất là công tác coi thi, chấm thi. Các lực lượng công an, bảo vệ, y tế, hậu cần phục vụ nơi ăn, chốn ở của thí sinh ở xa cũng được tổ chức chu đáo. 70 giáo viên tiểu học và THPT đã được huy động để coi tại 28 phòng thi. Chỉ có một số ít thí sinh bỏ thi ngay từ đầu, còn lại các em đều đến thi đúng giờ, không có hiện tượng sử dụng tài liệu trong phòng thi hoặc giám thị vi phạm quy định. Năm học này, trường được tuyển 4 lớp chất lượng cao gồm: 2 lớp chuyên toán, 1 lớp chuyên văn, 1 lớp chuyên tiếng Anh với tổng số 66 học sinh. Còn lại 90 học sinh lớp đại trà qua thi tuyển để xét tuyển theo từng huyện và các xã ĐBKK. Trong đó, được phép tuyển 5%  học sinh là người dân tộc Kinh. Giám thị Trần Thị Oanh, giáo viên trường tiểu học Trần Quốc Toản (TPHB) cho biết: Các thí sinh đều có ý thức, nghiêm túc làm bài. Giám thị hầu như không phải nhắc nhở cũng không phát hiện trường hợp nào quay cóp. Học sinh Nguyễn Thị Ánh Hồng ở phòng thi số 9 nhận xét: Đề thi 3 môn đều vừa sức, không khó lắm. Môn tiếng Anh em làm bài xong khá sớm. Công tác tuyển sinh vào trường THPT 19/5 (Kim Bôi) cũng diễn ra an toàn, đúng quy chế. Thầy Trần Văn Vinh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường được tuyển 324/441 học sinh đăng ký dự thi. Qua 2 ngày thi có 8 em bỏ thi, còn lại đều làm bài nghiêm túc, không có thí sinh, giám thị nào vi phạm quy chế. Có thể nói, cuộc “đua” vào lớp 10 năm nay chỉ “nóng” ở 2 trường: Chuyên Hoàng Văn Thụ và PTDTNT tỉnh. Một số trường những năm trước từng phải tổ chức tuyển sinh như THPT Lạc Long Quân năm học này cũng chỉ xét tuyển. Trường THPT bán công Nguyễn Du (TPHB) mặc dù đã được chuyển sang hệ công lập nhưng năm nay đã chính thức giải thể do số lượng học sinh theo học quá ít.

 

Ông Phùng Văn Thụ, Trưởng phòng Giáo dục THPT (Sở GD&ĐT) cho biết: Thi tuyển nhằm phân luồng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện ở các nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Coi thi là khâu quan trọng trong đánh giá đúng chất lượng đầu vào của các trường. Vì vậy, công tác chuẩn bị cho kỳ thi được Sở GD&ĐT chỉ đạo thực hiện kỹ lưỡng, nghiêm túc. Mỗi trường thành lập một hội đồng coi thi. Giám thị được điều động là giáo viên THPT và giáo viên tiểu học. Việc bố trí giám thị tại các phòng thi thực hiện theo nguyên tắc bốc thăm ngẫu nhiên. Ngoài đoàn thanh tra tại các hội đồng thi, Sở cũng thành lập đoàn thanh tra đi kiểm tra công tác thi tuyển. Công tác bảo mật đề thi, giữ gìn an ninh trật tự trong và ngoài khu vực thi được phối hợp, triển khai chặt chẽ. Qua 2 ngày thi, các trường không có thí sinh hay giám thị nào vi phạm quy định bị xử lý. Đề thi được in ấn đầy đủ, rõ ràng, không có sự sai sót, không đánh đố; kiến  thức nằm trong chương trình THCS, chủ yếu là chương trình lớp 9. Ngay sau khi kết thúc môn thi cuối cùng, Hội đồng chấm thi sẽ làm việc theo quy chế. Điểm bài thi là tổng điểm thành phần của từng câu hỏi trong đề thi và được cho theo thang điểm từ 0-10, điểm lẻ đến 0,25. Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, khuyến khích được cộng thêm tối đa không quá 5 điểm. Nếu học sinh thắc mắc về điểm bài thi có thể nộp đơn phúc khảo tại hội đồng tuyển sinh chậm nhất 1 tuần kể từ ngày công bố điểm thi. Hiện nay, 100% trường THPT trên địa bàn tỉnh đều là trường công lập, học sinh không đỗ vào các trường có thể tiếp tục học tại các trung tâm GDTX hoặc học nghề.

 

 

                                                                              Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục