Thanh niên xã Phú Cường (Tân Lạc) tích cực học nghề phát triển TT – CN địa phương.

Thanh niên xã Phú Cường (Tân Lạc) tích cực học nghề phát triển TT – CN địa phương.

(HBĐT) - Trong năm 2012, mặc dù nguồn kinh phí cấp cho dạy nghề lao động nông thôn (LĐNT) chậm hơn so với mọi năm. Tuy vậy, mặt tích cực chính là các địa phương được chủ động hơn trong lập kế hoạch, tìm hiểu nhu cầu và tập trung đào tạo những nghề cần thiết nhất cho phát triển nông nghiệp nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

 

Theo đề án dạy nghề LĐNT, công tác chuẩn bị đã được BCĐ thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của tỉnh chủ động lập kế hoạch và thực hiện từ đầu năm 2012. Tổng nguồn kinh phí cấp cho công tác dạy nghề LĐNT năm 2012 khoảng 4,6 tỷ đồng, trong đó, kinh phí Trung ương hỗ trợ 4,4 tỷ đồng.

 

Nguồn kinh phí được cấp trực tiếp cho các đơn vị cũng như các huyện, thành phố đảm bảo chủ động hơn trong triển khai dạy nghề cho LĐNT. Cụ thể, Sở NN&PTNT được cấp 830 triệu đồng, kế hoạch tổ chức 12 lớp đào tạo với 356 học viên, trong đó, có 1 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho 33 học viên. Hiện, Sở NN&PTNT đang chỉ đạo các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đã đề ra.

 

Đối với các huyện, thành phố, nguồn kinh phí năm nay được phân bổ trên 50% tổng kinh phí đào tạo với trên 2,5 tỷ đồng. Theo đó, các địa phương đảm bảo tổ chức đào tạo cho khoảng trên 1.400 học viên các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp. Số kinh phí còn lại được phân bổ về các cơ sở dạy nghề thuộc các sở, ngành, cơ sở dạy nghề khác kế hoạch đào tạo khoảng 482 học viên các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp.

 

Theo đánh giá của BCĐ 1956 của tỉnh, điểm mới trong công tác dạy nghề LĐNT là các địa phương được cấp kinh phí và trực tiếp duyệt kinh phí đào tạo. Thêm nữa, việc phân cấp mạnh tạo sự chủ động cho các địa phương trong tự quyết trong vấn đề đào tạo ngành nghề phù hợp nhất. Các địa phương thông qua hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên…tham khảo ý kiến của từng thành phần từ đó quyết định đào tạo nghề cho sát với thực tế nhu cầu, thế mạnh phát triển kinh tế địa phương.

 

Tuy nhiên theo ông Trần Bình Vui, Trưởng phòng Quản lý dạy nghề, Sở LĐTB&XH, với nguồn kinh phí hạn hẹp, bình quân chưa đầy 2,5 triệu đồng/ học viên trong tổng số chưa đầy 2.000 học viên nằm trong Đề án khó có thể đáp ứng đào tạo những nghề kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cho LĐNT. Các nghề hiện nay đang được nhiều đơn vị, địa phương tập trung đào tạo mới dừng lại ở may mặc, mây che đan, chăn nuôi gia súc, gia cầm…

 

Cũng theo ông Trần Bình Vui, nhu cầu thực tế cần đào tạo cho LĐNT trong tỉnh hiện nay tương đối nhiều, vào khoảng 12.000 người đăng ký mỗi năm. Mặc dù có những đổi mới đáng kể ngay cả trong điều hành từ BCĐ cấp tỉnh cho đến cấp huyện. Song, với nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực dạy nghề cho LĐNT còn hạn chế, chủ yếu do ngân sách Trung ương hỗ trợ thông qua các chưng trình, đề án. Chính vì vậy, trong những năm qua, tỉnh ta đã không ngừng khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh tham gia phát triển đào tạo, dạy nghề đa dạng, linh hoạt, phong phú về cả quy mô, số lượng. Tạo điều kiện từng bước đáp ứng nhu cầu học nghề của thanh niên, nhất là các nghề phù hợp với LĐNT vùng cao,  vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. .

 

 

                                                          

                                                                               HT

 

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục