Hình thức đào tạo trực tuyến giúp người học chủ động được thời gian học tập.

Hình thức đào tạo trực tuyến giúp người học chủ động được thời gian học tập.

Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông ở Việt Nam phát triển rất nhanh, tỷ lệ người sử dụng in-tơ-nét chiếm vị trí hàng đầu Ðông - Nam Á. Ðiều đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hình thức đào tạo trực tuyến hay còn gọi là E-learning.

 

Do sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhất là CNTT và truyền thông, nhiều nuớc trên thế giới đang tiến hành đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy - học và mang lại lợi ích cho cả người học và cơ sở đào tạo. Hình thức này không chỉ áp dụng đối với những người đang theo học các chương trình giáo dục từ xa mà còn đuợc tiến hành cho tất cả các loại hình đào tạo khác như chính quy, giáo dục thuờng xuyên, bồi dưỡng ngắn hạn... ở mức độ khác nhau, phù hợp với nhu cầu cá nhân và yêu cầu công việc của người học. Ðó là công cụ hữu hiệu để tạo cho người dân được học thuờng xuyên, học suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập.

Cơ sở hạ tầng về CNTT và truyền thông của nước ta hiện nay rất thuận lợi cho việc đào tạo trực tuyến. Ðến nay, 100% số các trường phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) được kết nối in-tơ-nét. Ngoài ra, các TTGDTX cấp tỉnh đều có phòng máy tính nối mạng, đó là những địa điểm bảo đảm điều kiện để truy cập in-tơ-nét, tổ chức phụ đạo trực tiếp và tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên. Bên cạnh đó, những lớp học với các bức tường theo kiểu truyền thống chỉ có thể chứa lượng người giới hạn. Trong khi đó, lớp học trên in-tơ-nét có thể đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn, chục nghìn người. Người học cũng có thể chủ động thời gian, không bị gián đoạn về công việc...

Theo Phó Viện trưởng Viện Ðại học Mở Hà Nội, TS Trương Tiến Tùng, trong xã hội toàn cầu hóa ngày nay, học tập là việc cần được tiến hành trong suốt cuộc đời của mỗi con người. Việc học giúp cho con người có thể tiếp cận được những tri thức mới, nắm bắt được những kỹ năng mới, bồi dưỡng nâng cao những kỹ năng sẵn có để có thể đáp ứng được các nhu cầu về công việc cũng như cuộc sống của mỗi người. Việc học ngoại ngữ cần có sự liên tục trong thời gian dài, không được gián đoạn nên gây khó đối với người đi làm khi không thu xếp được thời gian đi học các lớp học truyền thống. Phương pháp học trực tuyến có thể khắc phục nhược điểm này vì người học có thể tự bố trí lịch học cho bản thân. Phương thức đào tạo E-learning phù hợp với việc thực hành ngoại ngữ và có tính quốc tế hóa khi người học có thể giao tiếp với người bản xứ một cách dễ dàng, nhanh chóng... Các công nghệ này cũng giúp cho việc giao tiếp từ xa giữa người dạy và người học, nâng cao khả năng tự theo dõi, giám sát quá trình học tập của mỗi người, từ đó đưa ra lộ trình học tập một cách hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, E-learning còn là công cụ giúp những người thành công có thể dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm của mình cho người khác, giúp xã hội ngày càng phát triển và tiến bộ.

Tuy nhiên, Phó Vụ trưởng Giáo dục thường xuyên, Bộ Giáo dục và Ðào tạo TS Nguyễn Hồng Sơn cho biết: Thực tế hiện nay, số người được đào tạo từ xa ở Việt Nam mới chỉ chiếm 12% so với hình thức giảng dạy truyền thống. Một trong những rào cản lớn nhất là nhiều người chưa có thói quen học trực tuyến mà chỉ quen học tập trung, có thầy trực tiếp hướng dẫn. Thậm chí, không ít người chưa có kỹ năng sử dụng máy tính và khai thác thông tin qua mạng in-tơ-nét. Nhiều giáo viên chưa có máy tính nối mạng tại nhà, phụ thuộc vào thời gian, địa điểm của những nơi có máy tính kết nối mạng. Tại nhiều trường phổ thông, TTGDTX, đặc biệt là ở cấp huyện, cơ sở vật chất và thiết bị CNTT còn thiếu. Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Ðề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 cho rằng: Hiện người dân mới chủ yếu sử dụng in-tơ-nét để đọc báo, trao đổi thông tin. Ông Hùng nhấn mạnh: Mảnh đất màu mỡ và tiềm năng ấy chưa được khai thác hiệu quả, người dùng chưa được định hướng đúng đắn.

Ðể cho phương thức đào tạo E-learning ngày càng phát triển, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Quảng Ninh Ngô Văn Hợi cho biết: Các trường đại học cần chú trọng đào tạo sinh viên sư phạm có khả năng sử dụng thành thạo E-learning để ngay khi ra trường họ có thể sử dụng thành thạo và dạy học có hiệu quả. Ngoài ra, cần tăng cường bồi dưỡng nâng cao về công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh ở các địa phương bằng các chương trình bồi dưỡng E-learning.

 

                                                                              Theo Báo ND

 

 

Các tin khác

Khách hàng đến giao dịch vay vốn chương trình HSSV tại điểm giao dịch phường Hữu Nghị (TPHB).
Một giờ học của cô và trò lớp 5 tuổi trường MN Cửu Long (thị trấn Lương Sơn), một trong những trường MN đạt chuẩn quốc gia của huyện Lương Sơn.
TTHTCĐ xã Kim Tiến (Kim Bôi) phối hợp với cơ sở may Lan Anh đưa nghề may túi xách siêu thị về xã, tạo việc làm cho gần 30 lao động trên địa bàn với thu nhập từ 2,4 - 3 triệu đồng/người/tháng.
BCĐ PCGD huyện và xã Hang Kia ký biên bản xác nhận các tiêu chuẩn xã đã hoàn thành PCGD THCS.

Đưa tố cáo vi phạm vào quy chế thi tốt nghiệp THPT

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Đoàn Hoà Bình đoạt giải ba hội thi giáo viên dạy giỏi do Bộ GD&ĐT tổ chức

(HBĐT) - Vừa qua, tại Lạng Sơn, ngành GD&ĐT tỉnh ta đã tham gia Hội thi dạy giỏi tích hợp nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả môn vật lý và địa lý cấp THCS năm 2012, do Bộ GD&ĐT tổ chức.

Cao Phong nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm

(HBĐT) - Huyện Cao Phong có 13 xã, thị trấn với 23.300 người trong độ tuổi lao động. Hiện nay, phần lớn dân số huyện sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn luôn được các cấp, ngành của huyện đặc biệt quan tâm nhằm nâng cao chất lượng lao động để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào xóa đói- giảm nghèo ở địa phương. Tuy vậy, chất lượng công tác đào tạo nghề đạt được vẫn chưa cao, chưa xứng với tiềm năng phát triển KT- XH của địa phương.

Mở 32 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Năm 2012, Trung tâm GTVL tỉnh đã mở được 32 lớp đào đạo nghề ngắn hạn cho 1.005 lao động nông thôn. Các nghề đào đạo được lựa chọn phù hợp với từng nhóm đối tượng ở mỗi địa phương gồm 7 nghề: may công nghiêp, sửa chữa xe máy, trồng nấm, nuôi thủy sản, chổi chít, sửa chữa máy nông nghiệp, dệt thổ cẩm. Trong đó có 26 lớp dạy nghề thường xuyên cho 740 học viên, 3 lớp đào tạo theo Đề án 1956 của Chính phủ với 72 học viên, 3 lớp đào tạo tiếng Hàn Quốc cho 193 học viên.

Công đoàn trường PTDTNT tỉnh: Điểm sáng trong hoạt động công đoàn cơ sở

(HBĐT) - Công đoàn trường PTDTNT tỉnh trực thuộc Công đoàn Giáo dục tỉnh hiện có 96 cán bộ, CNVC-LĐ, trong đó nữ chiếm trên 60%. Để xây dựng CĐCS vững mạnh, công đoàn nhà trường luôn chú trọng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ CNVC-LĐ, không ngừng xây dựng, giáo dục, rèn luyện đội ngũ CNVC-LĐ có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí kiên định, vững vàng, yêu ngành, yêu nghề và yên tâm công tác. BCH Công đoàn và Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên phối hợp để tranh thủ và nắm bắt kịp thời sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự lãnh đạo của Công đoàn ngành Giáo dục và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành trên địa bàn thành phố xây dựng chương trình công tác, kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học sát với tình hình thực tế của địa phương, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của nhà trường.

Truyền dạy nghề dệt truyền thống và đan lát tại xóm Ải

(HBĐT) - Vừa qua, Sở VH-TT&DL đã mở 2 lớp dệt truyền thống và đan lát tại xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục