Nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm, huyện Lạc Sơn tổ chức sàn giao dịch việc làm.

Nhằm giải quyết việc làm cho người lao động, hàng năm, huyện Lạc Sơn tổ chức sàn giao dịch việc làm.

(HBĐT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng góp phần tích cực trong công tác xoá đói - giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Tại tỉnh ta, ngay sau khi thành lập Ban chỉ đạo, quán triệt Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh đã lựa chọn huyện Lạc Sơn làm mô hình điểm để triển khai. Sau 3 năm thực hiện, đề án bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho huyện.

 

Theo phòng LĐ –TB&XH huyện Lạc Sơn,  đến năm 2020, nhu cầu học nghề của lao động toàn huyện là 21.000 người, bình quân mỗi năm 1.000 lao động. Trong 3 năm triển khai đề án, toàn huyện đã đào tạo nghề cho hơn 800 lao động, trong đó, nhóm nghề phi nông nghiệp chiếm hơn 60%, nhóm nghề nông nghiệp chiếm hơn 30%. Tuy nhiên, trong năm 2012, cơ cấu này đang có nhiều thay đổi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Cụ thể, trong năm 2012, huyện mở được 15  lớp dạy các nghề nông nghiệp:  nuôi gà thả, nuôi lợn thịt, kỹ thuật trồng ngô… Trong khi đó, nhóm nghề phi nông nghiệp chỉ mở được 6 lớp: sửa chữa máy nông cụ và dệt thổ cẩm. Đặc biệt, một số nghề trước đây có nhu cầu lớn như nghề hàn, sửa chữa, nay không thể duy trì vì người lao động sau khi học xong không kiếm được việc làm.

           

Ông Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: khó khăn hiện nay là việc định hướng nghề cho người lao động sao cho phù hợp không chỉ với nhu cầu của người học mà còn là nhu cầu của nhà tuyển dụng, đặc biệt là với nhóm nghề phi nông nghiệp. Nếu không có sự định hướng rõ ràng, người lao động không nắm được thông tin phù hợp sẽ theo học những ngành nghề mà không thể giải quyết được việc làm. Mặt khác, do ảnh hưởng của kinh tế, nhu cầu tuyển dụng biến đổi thường xuyên cũng dẫn đến tình trạng cung không đáp ứng kịp cầu, nhiều lao động học xong không tìm được việc làm phù hợp. Đối với nhóm nghề nông nghiệp, hiện đang có nhu cầu cao, tuy nhiên, với nhóm nghề này muốn thành công cũng đòi hỏi phải có một chính sách ưu đãi vốn vay hợp lý, bao tiêu đầu ra cho sản phẩm cho người lao động

           

Từ thực tế đó, huyện Lạc Sơn xác định mục tiêu quan trọng nhất là đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm. Trao đổi về vấn đề này, ông Mựn cho biết: phòng cũng giải quyết vấn đề theo hai nhóm đối tượng , nhóm có thể tạo việc làm tại chỗ và nhóm đi làm tại nơi khác. Đối với những lao động có thể tự tạo ra việc làm tại chỗ bằng các nghề nông nghiệp, song song với việc đào tạo nghề huyện ưu đãi cho vay vốn để phát triển sản xuất. Tiêu biểu như mô hình nuôi lợn thịt, lợn bản địa, nuôi gà thả. Sau 3 tháng học nghề, huyện cho vay vốn mua giống vừa đưa vào áp dụng sản xuất luôn. Ngoài ra, huyện cũng chủ động liên kết với các doanh nghiệp để họ tự truyền nghề theo hình thức cầm tay chỉ việc cho người nông dân, cung ứng giống, phân và bao tiêu sản phẩm cho họ. Đối với nhóm lao động là thanh niên có điều kiện đi tìm việc tại các doanh nghiệp, KCN, huyện có những giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động tìm việc làm như phối hợp tổ chức sàn giao dịch việc làm ngay trên địa bàn huyện nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện tổ chức rà soát, phân loại hộ nghèo để từ đó ưu tiên đầu tư vốn giải quyết việc làm, giúp các hộ đầu tư SX, XĐ-GN một cách bền vững. Nghiên cứu, mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu. 

           

Nhờ những giải pháp hữu hiệu và sự vào cuộc của các cấp, ngành, trung bình mỗi năm, huyện đã đào tạo nghề cho khoảng 500 lao động, giải quyết việc làm cho từ 100 – 2000  lao động, góp phần ổn định cuộc sống cho nhân dân, đặc biệt là nhân dân các xã vùng đặc biệt khó khăn, chất lượng cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm (tiêu chí mới) bình quân khoảng 3% năm.

                                                                                           

 

                                                                            Phương Linh

 

 

Các tin khác

HTX thổ cẩm truyền thống xã Chiềng Châu, Mai Châu tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 30 lao động.
Nhóm các em học sinh đoạt huy chương vàng bơi lội tại Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc khu vực I năm 2012 và các bậc phụ huynh ở xã Kim Truy (Kim Bôi) vẫn chưa nhận được tiền thưởng.
Không có hình ảnh
Đại diện Hội NCT các xã, thị trấn ký kết tham gia các phong trào thi đua do Hội NCT huyện Cao Phong phát động.

Ngành GD&ĐT thành phố Hoà Bình tiếp tục khẳng định vị thế

(HBĐT) - Kết thúc năm 2012, Phòng GD&ĐT thành phố Hoà Bình được UBND tỉnh tặng cờ thi đua xuất sắc cho đơn vị dẫn đầu (về các mặt công tác chuyên ngành). Đây là sự tiếp nối những thành tích mà ngành đã từng đạt được trong những năm trước đây.

Lương Sơn đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục

(HBĐT) - Ngày 11/7/2007, Huyện ủy Lương Sơn ban hành Nghị quyết số 08-NQ/HU về “Phát triển sự nghiệp giáo dục giai đoạn 2007-2015”. Triển khai Nghị quyết, huyện đã tập trung lãnh, chỉ đạo nhằm đưa sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển. Đến nay, sau 5 năm thực hiện, giáo dục huyện Lương Sơn đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương.

Chú trọng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Tính đến thời điểm này, huyện Lạc Thuỷ có 26 dự án đang được triển khai. Trong đó, chủ yếu là các dự án về công nghiệp, du lịch… Đây là thuận lợi trong phát triển KT- XH cho huyện, song cũng là thách thức lớn khi nhiều diện tích đất nông nghiệp phải chuyển đổi làm nhà máy, công xưởng, theo đó, nhiều lao động nông thôn mất việc làm. Trước thực trạng trên, huyện Lạc Thuỷ đã đề ra nhiều giải pháp tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện vùng khó khăn

(HBĐT) - Ngày 14/1/2013, Sở GD&ĐT đã có Quyết định số 112 về việc chọn năm 2013, 2014 là “Năm giáo dục vùng khó khăn” tỉnh. Đồng thời, Sở cũng có nhiều văn bản định hướng việc triển khai kế hoạch, có sự phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo, tổ công tác giúp việc cùng các đơn vị trực thuộc. Nhân dịp này, PV Báo Hoà Bình đã trao đổi với đồng chí Nguyễn Minh Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT, Trưởng ban chỉ đạo “Năm giáo dục vùng khó khăn” tỉnh...

THCS Yên Lạc - Sức bền phong trào thi đua “Dạy tốt- học tốt”

(HBĐT) - Năm học 2012-2013, thầy và trò trường THCS Yên Lạc (Yên Thuỷ) có niềm vui lớn khi nhà trường được đón bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia của UBND tỉnh. Đây là sự ghi nhận cho quá trình nỗ lực, cố gắng nhiều năm liền của nhà trường trong các cuộc vận động, phong trào thi đua do ngành phát động. Trong đó, trường đã tạo được ấn tượng tốt trong phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” trở thành điểm sáng trong sự nghiệp giáo dục của huyện.

Bế giảng tập huấn nghiệp vụ điều tra giải quyết nạn giao thông đường bộ

(HBĐT) - Vừa qua, Công an tỉnh tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ cho lực lượng cảnh sát giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục