Phòng học tin học của nhà trường được trang bị hệ thống internet thuận lợi cho giáo viên và học sinh tra cứu, tham khảo.

Phòng học tin học của nhà trường được trang bị hệ thống internet thuận lợi cho giáo viên và học sinh tra cứu, tham khảo.

(HBĐT) - Mặc dù còn nhiều khó khăn do chất lượng học sinh đầu vào thấp, đội ngũ giáo viên chủ yếu còn non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng thầy và trò trường THPT Kỳ Sơn A đã không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học, điều đó được khẳng định qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổng thông và tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm với hơn 90% đỗ tốt nghiệp THPT và 40% học sinh lớp 12 thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ trong cả nước.

 

Thầy Trần Quang Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường THPT Kỳ Sơn A cho biết: hàng năm, nhà trường tuyển sinh đầu vào theo hình thức xét tuyển nên chất lượng học sinh thấp và không đồng đều. Để nâng cao chất lượng dạy và học, ngay sau khi hoàn thành tuyển sinh vào 10, trường đã cho kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh đầu năm học. Thông qua kỳ kiểm tra, nhà trường chia lớp theo hình thức lớp chọn và lớp đại trà, đồng thời chia học sinh thành các nhóm khá, giỏi, trung bình và dưới trung bình. Sau khi phân loại học sinh, trường xây dựng kế hoạch giảng dạy sao cho vừa bồi dưỡng học sinh khá, giỏi và vừa phụ đạo thêm cho học sinh trung bình, dưới trung bình, mục đích đẩy nhóm học sinh dưới trung bình lên trung bình và nhóm trung bình lên nhóm khá, giỏi.

 

Để làm được điều đó, một trong những giải pháp then chốt mà nhà trường hướng tới chính là đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đồng thời, đẩy mạnh sinh hoạt tổ bộ môn để tìm ra những bài giảng có thể tiếp cận học sinh một cách tốt nhất. Thầy Trần Quang Tuấn cho biết: Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, nhà trường đã đầu tư kinh phí nhập vào thư viện khá nhiều sách tham khảo chất lượng dành cho giáo viên, học sinh tham khảo thêm trong quá trình giảng dạy và học. Bên cạnh đó, nhà trường đã trang bị phòng tin học có hệ thống máy tính nối mạng internet để ngoài giờ học, giáo viên có thể tra cứu tài liệu, tìm hiểu những bài giảng hay, phù hợp dành cho học sinh. Trường cũng đã phủ sóng Wifi để giáo viên có thể ứng dụng việc giảng dạy thông qua máy tính xách tay, hệ thống máy chiếu trong các giờ giảng dạy. Riêng năm học 2012 – 2013, nhà trường đã có 220 tiết học ứng dụng CNTT. Nhờ ứng dụng CNTT, nhà trường cũng đã xây dựng được ngân hàng đề thi, nhiều giáo viên đã sử dụng được phần mềm Pre –test để xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra kiến thức học sinh ở các mức độ, đồng thời, đánh giá được trình độ học sinh một cách thực chất. Cùng với việc áp dụng CNTT trong giảng dạy, hàng tháng nhà trường đều tổ chức sinh hoạt tổ bộ môn ít nhất 2 lần. Trong các buổi sinh hoạt tổ bộ môn, tình hình học sinh thường xuyên được thông tin trao đổi và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giảng dạy đều được các giáo viên chia sẻ. Đặc biệt, từ năm học 2012 – 2013, nhà trường đã áp dụng hình thức tổ bộ môn cùng thảo luận và lên giáo án cho một bài giảng tại một lớp. Hình thức này giúp giáo viên tìm được phương pháp tiếp cận học sinh một cách chủ động. Nhờ đó, nhà trường đã có nhiều tiết học chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng học sinh. Năm học 2012 – 2013 tỷ lệ học sinh giỏi đạt 0,5%, khá 23,2%, trung bình 63,9%. So với năm học 2011 – 2012, tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng 1,7%, trung bình giảm 0,7%, học sinh yếu giảm 1%. Đặc biệt, tỷ lệ học sinh lớp 12 đỗ vào các trường ĐH, CĐ 3 năm gần đây đều đạt trên 35%, tăng nhiều lần so với các năm trước đó. Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, trường có 76 em thi đỗ vào ĐH, CĐ và nhiều em theo học các trường nghề.

 

Đồng hành cùng các em học sinh nghèo vượt khó, sau khi nắm được thông tin thi ĐH hàng năm, với những em học sinh hoàn cảnh khó khăn, nhà trường kêu gọi giáo viên, học sinh ủng hộ để các em có thể tiếp tục theo học. Bằng hình thức này, năm 2013, nhà trường đã giúp em Đinh Thị Nhung, thi đỗ vào trường ĐH Lâm Nghiệp và em Hồ Ngọc Ly, thi đỗ vào trường ĐH quốc gia Hà Nội, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn được tiếp tục theo học đại học.

 

 

                                                                          Phương Linh

 

 

 

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục