Chuyển về nhà đa năng của xã, cô và trò trường mầm non xã Tử Nê (Tân Lạc) gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Chuyển về nhà đa năng của xã, cô và trò trường mầm non xã Tử Nê (Tân Lạc) gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.

(HBĐT) - “Khi cả tảng bê tông to như cái bát lộp bộp từ trên tường rơi xuống giữa lớp học chúng tôi biết là không thể cố thêm được nữa. Phải di chuyển ngay đến chỗ khác để đảm bảo an toàn, những phòng học đang nứt toác mà đổ ập xuống thì chẳng biết hậu quả sẽ ra sao”, cô giáo Bùi Thị Lựu, Hiệu Phó trường mầm non xã Tử Nê (Tân Lạc) chia sẻ.

 

Sau sự cố đó, cô và trò trường mầm non xã Tử Nê đã nhanh chóng được bố trí chuyển tạm về nhà đa năng của xã. Đó là lần thứ 2 trong khoảng thời gian gần 2 năm cô và trò nhà trường phải di chuyển lớp học. Đồng chí Bùi Thị Dậu, Hiệu trưởng trường mầm non Tử Nê cho biết: Cơ sở vật chất nhà trường mới được đầu tư xây dựng theo chương trình kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 1 (2004 - 2008). Hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm học 2004 - 2005 với 4 phòng học và hệ thống phụ trợ bếp ăn, nhà vệ sinh, hệ thống nước sinh hoạt đầy đủ. Toàn bộ diện tích của trường được xây dựng trên nền đất san ủi từ một phần quả đồi thuộc xóm II, xã Tử Nê. Tuy nhiên, chỉ sau 5 năm đưa vào sử dụng, ngôi trường đã bị sụt lún nghiêm trọng, toàn bộ phần tường phía trong giáp với taluy dương của phần đất san gạt để lấy mặt bằng bị nứt toác. Có những vết nứt chạy dài từ phần áp mái đến tận chân móng, phần tường giữa các vết nứt có chỗ vênh nhau đến vài ba cm, phần bê tông trát phủ bề mặt tường rạn vỡ, có chỗ còn trơ lại cốt gạch. Nguy cơ đổ sập luôn hiển hiện và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

 

Đồng chí Quách Văn Hải, Chủ tịch UBND xã Tử Nê cho biết: Trước tình trạng đó, nhà trường  đã thông báo cho xã và xã đã có văn bản đề nghị Phòng GD&ĐT huyện xem xét có phương án để xử lý sự cố. Phòng GD&ĐT huyện đã cử cán bộ về khảo sát, đánh giá mức độ, bố trí nguồn kinh phí thuê cơ quan chuyên môn về khoan thăm dò địa chất khu vực sụt lún và nghiên cứu phương án xử lý khắc phục. Sau đó, việc xử lý, khắc phục cũng đã được thực hiện. Đồng chí Trần Văn An, Trưởng Phòng GD&ĐT  huyện Tân Lạc cho biết: Sau khi khoan thăm dò địa chất khu vực sụt lún, các đơn vị tư vấn thi công đã tiến hành múc khoét và đổ bê tông gia cố toàn bộ phần chân móng. Đồng thời, đổ thêm một rầm bê tông có tác dụng như một đòn gánh giữa các phần móng và xây dựng một hệ thống rãnh thoát nước xung quanh chân móng tường nhằm hạn chế tác động của nước mưa tới kết cấu địa tầng khu vực chân móng... tổng kinh phí cho việc sửa chữa khắc phục lên đến hơn 100 triệu đồng.

 

Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng trường mầm non Tử Nê, sau khi khắc phục được một thời gian ngắn, tình trạng sụt lún, nứt vỡ vẫn tiếp tục diễn ra và có xu hướng ngày càng tăng, nhất là vào thời điểm đầu năm học 2012 - 2013. Tháng 12/2013 cho đến nay, nhà trường lại phải di chuyển địa điểm trường lớp trước nguy cơ trường đổ, sập. Lần này, nhà trường được xã bố trí cho học tại nhà đa năng của xã. Cô giáo Bùi Thị Lựu chia sẻ: Do được xây dựng với chức năng để tổ chức các hoạt động thi đấu TD-TT nên khi được bố trí về đây, chúng tôi gặp nhiều khó khăn trong tổ chức, quản lý lớp học và việc đảm bảo vệ sinh, ăn, ngủ cho các cháu. Khi chuyển về đây, nhà trường bố trí 3 lớp, trong đó có 2 lớp mẫu giáo 4 tuổi và 1 lớp 3 tuổi với 90 cháu. Hiện tại, nhà đa năng mới chỉ hoàn thiện nhà thi đấu và sân thi đấu thể thao chưa có hệ thống phụ trợ như nhà vệ sinh, nước sạch. Việc tổ chức sinh hoạt, vệ sinh, ăn uống cho các cháu vô cùng khó khăn, chúng tôi phải nhờ vào sự giúp đỡ của các hộ dân xung quanh. Không chỉ vậy, do được xây dựng với chức năng phục vụ các hoạt động thi đấu thể thao nên phần mái của nhà đa năng được lợp bằng tôn, mùa nắng thì ngột ngạt, hầm hập nóng bức. Còn mùa đông thì gió lạnh. Kể cả lúc ngủ trưa, dù được đắp chăn ấm các cháu vẫn phải mặc áo rét, nằm sát vào nhau nhưng vẫn co ro vì lạnh. Trước thực trạng đó, chúng tôi rất mong các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư xây dựng các công trình vệ sinh, nước sinh hoạt để vợi bớt những khó khăn cho cô và trò trong thời gian học nhờ, học tạm tại nhà đa năng của xã.

 

Trao đổi xung quanh phương án khắc phục, giải quyết những bất cập trên, đồng chí Trần Văn An, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện cho biết: Huyện cũng đã có chủ trương đầu tư xây mới trường mầm non xã Tử Nê với quy mô mở rộng lên 8 phòng học dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2016. Vừa qua, Phòng GD&ĐT đã tổ chức động thổ. Tính đến khi trường mới xây dựng xong sẽ là một khoảng thời gian khá dài, do vậy, Phòng GD&ĐT sẽ phối hợp với chính quyền địa phương xem xét đầu tư xây dựng hệ thống phụ trợ, công trình vệ sinh, nước sạch cho nhà trường tại địa điểm học tạm.

 

 

 

                                                                              Mạnh Hùng              

 

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục