Nhà báo, nhà bình luận chính trị người Mỹ Thomas L. Friedman.

Nhà báo, nhà bình luận chính trị người Mỹ Thomas L. Friedman.

Trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của mình từ ngày 6 đến ngày 11-5, nhà báo, nhà bình luận chính trị người Mỹ Thomas L. Friedman, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng”, đã có buổi giao lưu với hơn 400 sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội và Học viện Ngoại giao.

 

Thomas L.Friedman không giới hạn chủ đề của buổi giao lưu. Ông cùng trao đổi với các sinh viên, các nhà khoa học Việt Nam về những chủ đề họ quan tâm một cách hoàn toàn cởi mở, không theo một chương trình định sẵn. Thomas L.Friedman cũng nói về những điều mà ông chưa kịp chỉnh sửa và biên soạn vào cuốn sách “Thế giới phẳng”.

Friedman thừa nhận đã nhận ra rằng: Chỉ trong 10 năm, thế giới đã thay đổi quá nhiều và nhanh khiến những gì ông đã viết trong cuốn sách trở nên lạc hậu. Khi “Thế giới phẳng” ra đời, vẫn chưa có Facebook và các mạng xã hội - điều đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo Internet.

Theo ông: Thế giới ngày càng phẳng hơn. Chúng ta đã chuyển từ kết nối sang siêu kết nối. Quan hệ giữa chúng ta chuyển từ liên kết thành phụ thuộc lẫn nhau chỉ trong vòng 1 thập kỷ. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và khu vực tăng lên mạnh mẽ đã làm thay đổi nhiều quan niệm truyền thống: Có thể đồng minh của bạn sụp đổ còn “giết” bạn nhanh hơn là đối thủ của bạn tấn công; hoặc sự sụp đổ của đối phương còn nguy hiểm hơn khi họ có tăng trưởng - vì bất cứ sự sụp đổ nào cũng kéo theo những sự sụp đổ dây chuyền khác.

Friedman nói “Rất tiếc, thời đó tôi không đủ thật thà để viết “Thế giới đang trở nên phẳng hơn”, thay vì chọn tên “Thế giới phẳng” cho cuốn sách. Nhưng nếu làm vậy có thể tôi đã không bán được nhiều sách như thế (!)”.

Theo Friedman: “Điều quan trọng nhất xảy ra đầu thế kỷ 21 chính là sự hợp nhất giữa toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông tin”. Cũng theo ông, trong thế giới đã siêu kết nối hiện nay, con người đang được hưởng những điều tuyệt vời. Điều cốt yếu nhất là mỗi người cần trở thành người tiêu dùng thông thái và nhà sáng tạo tài ba. Thế giới sẽ không dành chỗ cho những giá trị trung bình. Những năng lực trung bình đã bị vượt qua và sẽ sớm bị loại bỏ. “Thời tôi còn trẻ, mới tốt nghiệp ra trường, tôi phải lo đi kiếm việc. Thế hệ trẻ ngày nay có năng lực sáng tạo ra việc làm. Các bạn trẻ đang nắm giữ những công cụ tốt và liên tục phát triển: máy tính cá nhân và điện thoại thông minh, công nghệ không dây, các phần mềm xử lý công việc và tuyệt vời hơn nữa là khối dữ liệu lớn (Big Data)”

Cơ hội của Việt nam

Friedman cũng chỉ ra: Kể cả những nước lớn và những nước nhỏ, những yếu tố cần có để bảo đảm cho sự phát triển là Hạ tầng, Giáo dục và Luật pháp. Đây không phải là bí quyết riêng mà là điều phổ biến. Việt Nam có vị thế tốt để có thể phát triển. Các bạn có động lực, có sự lạc quan rất cao, động cơ vươn tới thành công rất cao. Điều các bạn còn thiếu là những công cụ. Toàn cầu hóa mang đủ các sự tiêu cực và tích cực. Điều quan trọng là Việt Nam phải phát triển khả năng “chống chịu” của mình, nội lực của mình để phát triển trong “thế giới phẳng” - đó là một sân chơi công bằng hơn và các nước nhỏ và vừa vẫn có cơ hội phát triển bên cạnh những nước lớn.

Buổi giao lưu trở nên sôi động khi đề nghị các bạn sinh viên Việt Nam nêu những chủ đề mà ông “có thể viết về Việt Nam cho The New York Times”. Những vấn đề được nêu cũng là những điểm “nóng” mà Việt Nam đang cần giải quyết: Về giáo dục, giao thông, hoàn thiện phương pháp và hệ thống quản lý, về quan hệ quốc tế của Việt Nam...

Ngày 10-5, Thomas L. Friedman sẽ có buổi nói chuyện với sinh viên Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh với các chủ đề liên quan đến những phát triển mới về công nghệ xanh, năng lượng xanh, các bài học thành công và thất bại... tại hội trường Đại học Kinh tế - Luật (Linh Xuân, Q.Thủ Đức).

Thomas L.Friedman (sinh năm 1953) là nhà báo, nhà bình luận chính trị nổi tiếng người Mỹ, phụ trách một chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times. Ông đã có nhiều nghiên cứu sâu về quan hệ giữa các nước, về các vấn đề mậu dịch quốc tế, các vấn đề Trung Đông, về toàn cầu hóa và các vấn đề môi trường.

Thomas L.Friedman đã 3 lần đoạt giải Pulitzer - 2 lần cho mảng Phóng sự quốc tế “International Reporting” (các năm 1983 và 1988), 1 lần cho mảng Bình luận “Commentary” (năm 2002). Từ năm 2004, ông là thành viên của Hội đồng giải thưởng Pulitzer.

Thomas L. Friedman là tác giả của hàng loạt cuốn sách bán chạy nhất (best seller). Cuốn “The world is flat” (Thế giới phẳng – Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ 21) của ông nằm trong danh sách những quyển sách bán chạy nhất của The New York Times trong hai năm kể từ khi xuất bản tháng 4-2005 đến tháng 5- 2007. Chỉ tính từ tháng 6-2006, cuốn sách đã được bán tới hơn 2 triệu bản và được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Cuốn sách này còn đạt giải Cuốn sách hay nhất năm do Financial Times và Goldman Sachs Business bình chọn.

 

                                                                        Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục