Cán bộ Trung tâm Học tập cộng đồng xã Thanh Nông tìm kiếm tài liệu về truyền thống hiếu học và tinh thần hăng hái diệt giặc dốt của người dân địa phương trong những năm đầu cả nước thi đua chống nạn mù chữ.

Cán bộ Trung tâm Học tập cộng đồng xã Thanh Nông tìm kiếm tài liệu về truyền thống hiếu học và tinh thần hăng hái diệt giặc dốt của người dân địa phương trong những năm đầu cả nước thi đua chống nạn mù chữ.

(HBĐT) - “Tôi rất vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi đồng bào và nam - nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông. Xã Thanh Nông có cái vinh hạnh là xã đầu tiên trong huyện đã thanh toán xong nạn mù chữ. Tôi khuyên đồng bào cố gắng học thêm và hăng hái xung phong thi đua ái quốc để diệt giặc đói và giặc ngoại xâm, cũng như đồng bào đã hăng hái diệt giặc dốt vậy. Tôi lại mong đồng bào các xã khác trong tỉnh Hòa Bình cố gắng thi đua với xã Thanh Nông làm cho tỉnh ta tiến bộ vẻ vang và mau chóng".

 

Từng chữ, từng lời trong bức thư của Bác Hồ đã vang lên không biết bao nhiêu lần trong trái tim các thế hệ người con xã Thanh Nông (Lạc Thủy). Ông Đào Trung Tuấn, nguyên Hiệu phó trường tiểu học xã Thanh Nông không nhớ thời điểm lần đầu tiên được đọc bức thư vô giá này, nhưng ông hình dung rất rõ mình đã cảm thấy vô cùng tự hào và xúc động. Hơn 40 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, thời gian và trải nghiệm càng khiến ông thấm thía trọn vẹn ý nghĩa mà bức thư đã gửi gắm tới đồng bào và nam nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông hồi đó.

 

Tháng 11/1948, tức sau 3 năm 2 tháng ra lời kêu gọi cả nước chống nạn thất học, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi đồng bào và nam nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông, huyện Lương Sơn (nay thuộc huyện Lạc Thủy) đã thanh toán xong nạn mù chữ sớm nhất trong huyện. Trước đó, ngày 3/9/1945 - chỉ một ngày sau khi tuyên bố độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ tịch đã đề ra 6 việc cấp bách phải giải quyết trong đó có việc chống nạn mù chữ. Năm ngày sau, Người ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ - cơ quan chỉ đạo chăm lo việc học cho nông dân, thợ thuyền và tất cả những người chưa biết chữ. Ngay sau đó, Người ra lời kêu gọi chống nạn thất học: “Diệt giặc dốt như diệt giặc Pháp, dốt nát cũng là tên địch. Địch dốt nát giúp cho địch ngoại xâm.

 

Sau hơn 3 năm tích cực làm theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, xã Thanh Nông đã thanh toán xong nạn mù chữ, trở thành điểm sáng đầu tiên và nổi bật trong phong trào thi đua diệt giặc dốt của tỉnh Hòa Bình những năm 1948 - 1960. Cùng với cả nước và noi gương xã Thanh Nông, các địa phương trong tỉnh đã hăng hái thi đua diệt giặc dốt, phong trào bình dân học vụ phát triển mạnh mẽ. Kết quả là sau 13 năm xã Thanh Nông được nhận thư khen của Hồ Chủ tịch, đến tháng 1/1961, tỉnh Hòa Bình vinh dự được Bác thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ gửi thư khen ngợi với tư cách là tỉnh miền núi đầu tiên trong cả nước đã xóa xong nạn mù chữ. Trong thư Bác nhấn mạnh: “Trước đây, dưới chế độ thực dân và phong kiến, ở Hòa Bình hơn 95% người mù chữ, cả tỉnh chỉ có một trường tiểu học. Ngày nay, dưới chế độ dân chủ tốt đẹp của ta, 95% nhân dân biết đọc biết viết, tất cả 194 xã đều có trường tiểu học, trong tỉnh lại có nhiều trường cấp II, cấp III và trường sư phạm. Đó là một thắng lợi vẻ vang".

 

Nhớ lại lời động viên vô giá của Người dành cho các chiến sỹ diệt dốt của Hòa Bình những năm đầu gian khó, ông Đào Trung Tuấn - nguyên Hiệu phó trường tiểu học xã Thanh Nông đến bây giờ vẫn thấy vẹn nguyên cảm giác tự hào và xúc động. Mặc dù vào cái thời bình dân học vụ cả nước hăng hái diệt giặc dốt, ông Tuấn còn nhỏ nhưng sau này, hơn 40 năm công tác trong ngành giáo dục khó khăn và giàu truyền thống như xã Thanh Nông giúp ông thấm thía bức thư của Bác có ý nghĩa đặc biệt đến thế nào đối với đồng bào và nam nữ giáo viên bình dân học vụ xã Thanh Nông hồi đó. Thời gian, tâm huyết, đặc biệt là những trải nghiệm quý báu trong những năm trực tiếp tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học và bổ túc văn hóa cho người dân giúp thầy giáo Tuấn hiểu được sâu sắc thế nào là thắng lợi vẻ vang khi xóa được nạn mù chữ, diệt được tên địch dốt nát trong bối cảnh KT-XH còn vô vàn khó khăn.

 

Ông Đào Trung Tuấn tâm sự: Nếu như trong thời kỳ kháng chiến, kiến quốc, cha ông ta đã hăng hái diệt giặc dốt với vũ khí là phong trào bình dân học vụ thì ngày nay, chúng ta kế thừa truyền thống tốt đẹp đó bằng cách chú trọng triển khai các chương trình giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả các hoạt động khuyến học, khuyến tài. Tại xã Thanh Nông, bức thư của Bác Hồ như một ngọn đuốc thắp sáng tinh thần hiếu học của các thế hệ người con nơi đây. Còn nhớ, vào những năm 1991 - 1995, khi xã Thanh Nông thực hiện công tác phổ cập giáo dục tiểu học, tinh thần đó đã được thắp sáng và thể hiện sức lan tỏa mạnh mẽ. Khi đó, tôi là Hiệu phó nhà trường, trực tiếp phụ trách công tác phổ cập. Tôi dạy phổ cập trà đầu tiên cho thanh niên chưa học hết tiểu học tại thôn Lộng và thôn Đệt - hai thôn vùng trong khó khăn nhất của xã Thanh Nông. Ban ngày dạy phổ thông tại trường, buổi tối xách đèn dầu đi bộ 6-7 km đường mòn vào thôn trong dạy phổ cập. Lớp học tuềnh toàng, mưa là dột nhưng cả thầy lẫn trò đều chẳng mấy bận tâm. Cứ thế, các lớp phổ cập và bổ túc văn hóa được tổ chức ngay tại thôn, đội ngũ giáo viên và cán bộ trong ngành giáo dục đã mang ánh sáng tri thức đến với người dân bản địa. Trong 4 năm, xã Thanh Nông đã xuất sắc hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, là 1 trong 12 xã tiêu biểu của huyện Kim Bôi được Sở GD&ĐT tặng giấy khen.

 

Ông Đào Trung Tuấn tự hào chia sẻ: Mặc dù cơ sở vật chất và điều kiện đầu tư cho giáo dục còn hạn chế nhưng chúng tôi tự hào về chất lượng giáo dục, thể hiện trong chất lượng đội ngũ giáo viên, tỷ lệ học sinh khá giỏi các cấp, không có học sinh bỏ học giữa chừng Đặc biệt, các hoạt động khuyến học, khuyến tài đang từng bước được xã hội hóa với quyết tâm xây dựng xã hội tập, lấy tri thức làm sức mạnh để chiến thắng đói nghèo. Đây là bằng chứng sinh động cho thấy truyền thống hiếu học đã, đang và sẽ luôn luôn được người dân xã Thanh Nông gìn giữ và phát triển như một giá trị bền vững không thể xóa nhòa.

 

 

 

                                                                            Thu Trang

 

 

 

Các tin khác

Nhà báo, nhà bình luận chính trị người Mỹ Thomas L. Friedman.
Đại diện Ban tổ chức giới thiệu về Triển lãm “Giáo dục đại học Italy tại Việt Nam”
Công ty TNHH may Hòa Bình, phường Thái Bình (TPHB) tạo việc làm ổn định cho hơn 100 lao động, thu nhập bình quân đạt 3 triệu đồng/người/tháng.
Toàn cảnh hội nghị giao ban trực tuyến triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 5, tháng 6 năm 2014.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ - cần sự quan tâm hơn nữa từ gia đình

(HBĐT) - Theo thống kê của các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh, những năm gần đây, số vụ tai nạn thương tích ở trẻ em, bạo lực học đường, trẻ vị thành niên mắc TNXH, xâm hại tình dục trẻ em... có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân được xác định từ nhiều phía nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là xuất phát do thiếu kỹ năng sống dẫn đến trẻ gặp khó khăn trong việc bảo vệ chính mình trước những biến cố của cuộc sống, tác động của xã hội.

Trường tiểu học Nà Mèo phấn đấu đạt chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Là một trong 10 xã khó khăn của huyện Mai Châu, Nà Mèo hiện có 2 trường là trường tiểu học và trường mầm non, riêng trường THCS phải ghép với trường THCS Nà Phòn.

Chăm lo phát triển giáo dục vùng khó khăn

(HBĐT) - Là xã vùng cao của huyện Đà Bắc, đời sống của người dân xã Đồng Chum còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, cả chính quyền và người dân đều quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của con em mình.

Cần mô hình mới đào tạo sinh viên sư phạm

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đề xuất đề án đổi mới đào tạo đối với các trường sư phạm, xây dựng khung chương trình hướng đến việc đào tạo những giáo viên tương lai có đầy đủ năng lực và phẩm chất thích hợp với những thay đổi của giáo dục trong tình hình mới.

536 học sinh lớp 9 đoạt giải kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh

(HBĐT) - Tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học 2013-2014, có 736 học sinh của 11 huyện, thành phố tham dự ở 8 môn (ngữ văn, toán, tiếng Anh, hoá học, vật lý, sinh học, lịch sử và địa lý).

8 học sinh trường Hoàng Văn Thụ đạt học bổng du học tại Liên bang Nga

(HBĐT) - Từ kết quả cuộc thi Olympic toán 2014, do khoa Quốc tế, Đại học quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Hiệp hội các trường đại học Liên bang Nga tổ chức và cuộc thi Ôlimpíc tiếng Nga, 8 học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã giành được học bổng toàn phần du học tại Liên bang Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục