Học sinh khối THCS trường PTDTBT Thái Thịnh được củng cố kiến thức thông qua các giờ học phụ đạo vào các buổi chiều trong tuần.
(HBĐT) - Thái Thịnh là xã vùng khó khăn của thành phố Hòa Bình, nằm trên hai bờ vùng lòng hồ sông Đà với 3 dân tộc anh em Mường, Dao, Kinh cùng chung sống. Trong đó, có 2 xóm vùng dân cư sống không ổn định là xóm Tháu và xóm Tiểu Khu.
Các năm học từ năm 2009 đến năm 2012, học sinh tiểu học phải học tập phân tán tại các trường, điểm trường của thành phố, cụ thể các em ở xóm Bích, xóm Trụ học tại chi điểm trường xóm Bích, các em ở xóm Tháu, xóm Vôi học tại chi điểm trường xóm Vôi, một số trẻ ở xóm Tháu học tại trường tiểu học Thái Bình, trẻ ở xóm Tiểu Khu học tại các trường thuộc phường Tân Thịnh, Hữu Nghị. Thêm vào đó, trẻ học ở điểm trường xóm Vôi, Bích có số lượng học sinh/lớp quá mỏng nên nhà trường phải tổ chức cho học ghép 2 – 3 trình độ/lớp. Diện tích đất hẹp, mấp mô gây khó khăn cho việc đầu tư, xây dựng các điểm trường.
Tuy nhiên, theo cô giáo Vũ Thị Lan Phương, Hiệu trưởng trường PTDTBT Thái Thịnh, tình hình phát triển giáo dục của địa phương có những chuyển biến tích cực kể từ tháng 3/2013 khi trường tiểu học và THCS Thái Thịnh chính thức sáp nhập thành trường PTDTBT. Sự sáp nhập này đã nhận được sự đồng thuận của các bậc phụ huynh, nhân dân trên địa bàn. Toàn bộ nhà Hiệu bộ và các phòng chức năng được sử dụng chung cho cả 2 cấp học giúp giảm cả số lượng cán bộ quản lý, tổng phụ trách đội, nhân viên phục vụ, bảo vệ. Đặc biệt là học sinh có chỗ ăn nghỉ bán trú đảm bảo an toàn trong những ngày mưa bão, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Từ đây, nhà trường có điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để phụ đạo cho học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi và tổ chức các hoạt động ngoài giờ, lên lớp, rèn kỹ năng sống cho học sinh và sinh hoạt tập thể. Đồng thời duy trì kết quả phổ cập giáo dục, từng bước đạt các tiêu chí của PCGD Trung học và hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, THCS.
Cũng kể từ khi sáp nhập, các bậc cha mẹ học sinh giảm được thời gian đưa đón con em đến trường trong ngày. Việc đưa đón học sinh theo cùng một tuyến nên bố trí được phương tiện đảm bảo an toàn cho việc đi lại. Học sinh học bán trú được ăn tại trường và có cơ hội giao lưu, học tập tốt hơn. Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn, không còn tình trạng giáo viên dạy tăng cường từ các đơn vị khác. Cơ sở vật chất của nhà trường như nhà ăn, bếp ăn, phòng học, nhà vệ sinh, công trình nước sạch… đã được đầu tư đảm bảo cho các em học tập, sinh hoạt và ăn ở bán trú tốt hơn. Hàng năm, có khoảng 70% tổng số học sinh trong diện bán trú của trường được hưởng chế độ hỗ trợ về tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu chung và hưởng 9 tháng/năm học. Ngoài ra các em còn được mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ TDTT, nhạc cụ… phục vụ sinh hoạt văn hóa, lập tủ thuốc dùng chung cho khu bán trú...
Năm học 2014 – 2015, nhà trường đã thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục ở địa phương, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh dân tộc. Với tổng số 9 lớp, 116 học sinh, kết quả năm học ở 2 khối đạt được thành tích đáng khích lệ. Cụ thể ở khối tiểu học có 23,1% học sinh giỏi, 46,3% học sinh tiên tiến; khối THCS có 40,4% học sinh khá, giỏi, 59,6% học sinh trung bình, không có học sinh lưu ban. Tại kỳ thi học sinh giỏi THCS cấp thành phố, nhà trường có 1 học sinh tham dự là em Nguyễn Thị Hương Giang, lớp 9 đạt giải khuyến khích môn Địa lý. Hầu hết con em học sinh vùng hồ nhờ được tạo điều kiện ăn ở, đi lại trong môi trường bán trú đã học hết THCS, theo học THPT, phấn đấu học nghề, góp phần tạo nguồn nhân lực cho địa phương.
Bùi Minh
(HBĐT) - Ngày 24/8, Đảng ủy - Ban CHQS huyện Kỳ Sơn đã tổ chức trao tặng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Ngày 24/8, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức lễ khai giảng lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc đối tượng 4, khoá II năm 2015.
(HBĐT) - Hà Thanh Thủy quê ở khu phố Đoàn Kết, Thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy). Những ngày tháng Tám này, nữ tân thủ khoa Đại học sư phạm Hà Nội, người dân tộc Mường đang có thật nhiều niềm vui. Đêm 23/8/2015, em là là 1 trong 98 sinh viên được UBND thành phố Hà Nội vinh danh tại lễ tuyên dương các thủ khoa xuất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện trên địa bàn; được trao tặng bằng khen, cúp biểu trưng và phần thưởng…
(HBĐT) - Sáng 22/8, Chi hội nhà báo Báo Hòa Bình tổ chức tập huấn nghiệp vụ làm phóng sự truyền hình điện tử.
(HBĐT) - Thực hiện chủ trương sáp nhập 2 Trung tâm GDTX (thuộc Sở GD&ĐT quản lý) và Trung tâm Dạy nghề (Sở LĐ-TB&XH quản lý) các huyện, thành phố, đến nay, UBND tỉnh đã có Quyết định thành lập 3 Trung tâm GDTX và Dạy nghề Kỳ Sơn, Lạc Sơn và Tân Lạc. Theo dự kiến, trong tháng 7 sẽ triển khai đồng loạt và hết năm 2015 sẽ hoàn thành trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, đến thời điểm này, các huyện còn lại vẫn chưa thực hiện được việc sáp nhập. Mặt khác, bản thân các huyện đã sáp nhập trong quá trình hoạt động cũng gặp không ít những khó khăn, vướng mắc.
(HBĐT) - Ngày 19/8, Sở GD & ĐT tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2014 – 2015, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 – 2016. Dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, 11 phòng GD & ĐT huyện, thành phố, đại diện trường học, trung tâm GDTX trực thuộc sở.